Thời điểm kiểm kê, phân loại tài sản khi đơn vị sự nghiệp chuyển đổi thành công ty cổ phần là khi nào?
- Việc kiểm kê, phân loại tài sản phải được thực hiện khi nào khi đơn vị sự nghiệp chuyển đổi thành công ty cổ phần?
- Đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần có trách nhiệm thực hiện kiểm kê, phân loại tài sản như thế nào?
- Tài sản đã kiểm kê khi đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần được phân loại theo mấy nhóm?
Việc kiểm kê, phân loại tài sản phải được thực hiện khi nào khi đơn vị sự nghiệp chuyển đổi thành công ty cổ phần?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị đinh 150/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Kiểm kê, phân loại tài sản và xử lý tồn tại về tài chính
1. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thực hiện chuyển đổi của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi có trách nhiệm:
a) Tổ chức kiểm kê, phân loại tài sản, nguồn vốn và các quỹ đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi đang quản lý, sử dụng, trong đó nêu rõ: Tài sản công tính vào thành phần vốn nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi; tài sản công giao cho doanh nghiệp được chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp công lập quản lý không tính vào phần vốn nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập; tài sản không tiếp tục sử dụng để bàn giao cho cơ quan quản lý tài sản công xử lý.
Việc kiểm kê, phân loại tài sản phải được thực hiện khi trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thực hiện chuyển đổi của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi.
Thời điểm kiểm kê, phân loại tài sản khi đơn vị sự nghiệp chuyển đổi thành công ty cổ phần là khi nào?
Đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần có trách nhiệm thực hiện kiểm kê, phân loại tài sản như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị đinh 150/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi có trách nhiệm thực hiện kiểm kê, phân loại tài sản như sau:
- Tổ chức kiểm kê, phân loại tài sản, nguồn vốn và các quỹ đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi đang quản lý, sử dụng, trong đó nêu rõ:
Tài sản công tính vào thành phần vốn nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi; tài sản công giao cho doanh nghiệp được chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp công lập quản lý không tính vào phần vốn nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập; tài sản không tiếp tục sử dụng để bàn giao cho cơ quan quản lý tài sản công xử lý.
Đối với một số tài sản chuyên ngành của các đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi mà việc tiếp cận tài sản để kiểm kê và đánh giá hiện trạng thực tế của tài sản không đảm bảo tính khả thi và hiệu quả:
Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi lập phương án kiểm kê và đánh giá hiện trạng thực tế của tài sản này để gửi lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, kỹ thuật có liên quan, trên cơ sở đó quyết định phương án kiểm kê phù hợp và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê;
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh thực hiện bàn giao cho đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi tài sản, các quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm gắn với nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công của đơn vị sau chuyển đổi (trong trường hợp chưa bàn giao);
- Đối chiếu và xác nhận công nợ tại thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi;
- Lập bảng kê xác định chủng loại, số lượng, chất lượng và giá trị của tài sản hiện có của đơn vị (trong đó bao gồm bảng kê tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý), xác định tài sản thừa thiếu so với số kế toán, phân tích rõ nguyên nhân thừa thiếu và trách nhiệm của tập thể cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.
Tài sản đã kiểm kê khi đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần được phân loại theo mấy nhóm?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư 111/2020/TT-BTC có quy định tài sản đã kiểm kê khi đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần được phân loại theo các nhóm sau:
- Tài sản công giao cho doanh nghiệp chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp công lập quản lý không tính vào thành phần vốn nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
Tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; Tài sản phục vụ hoạt động các dự án của nhà nước; Tài nguyên và các loại tài sản theo quy định của pháp luật về tài sản công;
- Tài sản không tiếp tục sử dụng để bàn giao cho cơ quan quản lý tài sản công xử lý;
- Tài sản dùng trong hoạt động sự nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Tài sản hình thành từ nguồn quỹ phúc lợi, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
- Tài sản thuê, mượn, vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận đại lý, nhận ký gửi, tài sản nhận góp vốn liên doanh, liên kết và các tài sản khác không phải của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi;
- Tài sản gắn liền với đất thuộc diện phải xử lý theo phương án sắp xếp lại, xử lý đối với các cơ sở nhà, đất theo quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền phù hợp với pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước;
- Tài sản chờ quyết định xử lý của các cơ quan có thẩm quyền;
- Các khoản đầu tư tài chính (các khoản đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức; khoản góp vốn cổ phần, góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn và các hoạt động góp vốn khác);
- Tài sản khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?