Thời điểm để xác định thời hiệu xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán là khi nào?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán là bao lâu?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 thì trong trường hợp có hành vi vi phạm hành chính về chứng khoán thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Thời điểm xác định thời hiệu xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
Khi nào thì bắt đầu tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán?
Khoản 2 Điều 6 Nghị định 156/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP quy định về thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán như sau:
- Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
- Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Thời điểm nào được xác định để tính thời hiệu xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 6 Nghị định 156/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt đối với một số hành vi vi phạm được quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
3. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt đối với một số hành vi vi phạm tại Chương II Nghị định này được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm quy định về thực hiện chào bán, phát hành chứng khoán tại điểm a khoản 5 Điều 8, các điểm a, b, c khoản 5 Điều 10, khoản 2 Điều 12 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày kết thúc việc thu tiền mua chứng khoán hoặc là ngày đăng ký cuối cùng để phân bổ quyền hoặc là ngày chuyển quyền sở hữu cổ phiếu;
b) Đối với hành vi vi phạm chậm hồ sơ đăng ký công ty đại chúng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4, điểm a khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 13 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
c) Đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày giao dịch đầu tiên của chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
d) Đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán quy định tại điểm a khoản 4 Điều 24, điểm b khoản 5 Điều 30, điểm b khoản 4 Điều 32 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày thực hiện hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề chứng khoán; trường hợp không xác định được ngày tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề chứng khoán thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày phát hiện giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề chứng khoán bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung;
đ) Đối với hành vi vi phạm quy định về báo cáo, công bố thông tin quy định tại điểm a khoản 3 Điều 42, điểm a khoản 2 Điều 43 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày thực hiện báo cáo, công bố thông tin;
e) Đối với hành vi che giấu thông tin về quyền sở hữu thực sự đối với một hoặc một số chứng khoán để trốn tránh hoặc hỗ trợ người khác trốn tránh thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin hoặc chào mua công khai hoặc quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam quy định tại khoản 4 Điều 34 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày tổ chức, cá nhân vi phạm thực hiện công bố thông tin theo quy định hoặc bán chứng khoán để giảm tỷ lệ nắm giữ xuống dưới mức phải chào mua công khai hoặc bán chứng khoán để nắm giữ không vượt quá tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty đại chúng."
Như vậy, trong trường hợp nhân sự công ty chị có hành vi sửa chữa chứng chỉ hành nghề chứng khoán thì thời điểm được xác định để tính thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm này là kể từ ngày chị phát hiện được chứng chỉ hành nghề chứng khoán bị sửa chữa làm thay đổi nội dung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?