Thỏa thuận quốc tế có bắt buộc phải có văn bản bằng tiếng việt hay không theo quy định pháp luật?
Thỏa thuận quốc tế có bắt buộc phải có văn bản bằng tiếng việt hay không theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 có quy định ngôn ngữ của thỏa thuận quốc tế cụ thể như sau:
Ngôn ngữ của thỏa thuận quốc tế
Thỏa thuận quốc tế phải có văn bản bằng tiếng Việt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa bên ký kết Việt Nam và bên ký kết nước ngoài. Trong trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì bên ký kết Việt Nam có trách nhiệm dịch thỏa thuận quốc tế đó ra tiếng Việt.
Văn bản bằng tiếng Việt phải bảo đảm chính xác về nội dung và thống nhất về hình thức với văn bản bằng tiếng nước ngoài của thỏa thuận quốc tế.
Như vậy, theo quy định nêu trên, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa bên ký kết Việt Nam và bên ký kết nước ngoài thì thỏa thuận quốc tế phải có văn bản bằng tiếng Việt.
Văn bản bằng tiếng Việt phải bảo đảm chính xác về nội dung và thống nhất về hình thức với văn bản bằng tiếng nước ngoài của thỏa thuận quốc tế.
Theo đó, trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì bên ký kết Việt Nam có trách nhiệm dịch thỏa thuận quốc tế đó ra tiếng Việt.
Thỏa thuận quốc tế có bắt buộc phải có văn bản bằng tiếng việt hay không theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định thẩm quyền quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước như sau:
Thẩm quyền quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước
1. Chủ tịch Quốc hội quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội.
2. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan mình.
3. Tổng Thư ký Quốc hội quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế thuộc thẩm quyền của Tổng Thư ký Quốc hội.
4. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Văn phòng Quốc hội.
5. Người đứng đầu cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
6. Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Kiểm toán nhà nước.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Chủ tịch Quốc hội sẽ là người có thẩm quyền quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội.
Trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội, cơ quan của Quốc hội như thế nào?
Theo quy định tại Điều 13 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước.
Theo đó, trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội được thực hiện như sau:
- Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội gửi hồ sơ đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội để lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó.
Cơ quan của Quốc hội gửi hồ sơ đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh mình để lấy ý kiến bằng văn bản của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó.
- Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại Điều 27 của Luật này.
- Người có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Luật này quyết định và tiến hành ký kết hoặc ủy quyền cho một người khác ký thỏa thuận quốc tế sau khi nghiên cứu tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến.
- Trong trường hợp cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến không đồng ý việc ký kết thỏa thuận quốc tế thì trình tự, thủ tục được tiến hành như sau:
+ Cơ quan của Quốc hội có trách nhiệm trình Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách đối ngoại của Quốc hội cho ý kiến về việc ký kết thỏa thuận quốc tế và phải báo cáo đầy đủ ý kiến của cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại Điều 28 của Luật này, Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách đối ngoại của Quốc hội cho ý kiến về việc ký kết thỏa thuận quốc tế;
+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại Điều 28 của Luật này và ý kiến của Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách đối ngoại của Quốc hội do cơ quan của Quốc hội trình Chủ tịch Quốc hội quyết định bằng văn bản về việc ký kết thỏa thuận quốc tế;
+ Việc ký kết thỏa thuận quốc tế được tiến hành sau khi có văn bản đồng ý của Chủ tịch Quốc hội.
- Cơ quan của Quốc hội báo cáo Chủ tịch Quốc hội bằng văn bản, gửi bản sao thỏa thuận quốc tế cho Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Bộ Ngoại giao trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thỏa thuận quốc tế được ký kết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lễ cúng ông Công ông Táo là gì? Cúng ông Công ông Táo Tết Nguyên đán vào ngày mấy? Lịch nghỉ Tết Nguyên đán?
- Vùng đồng bào dân tộc thiểu số là gì? Vùng đồng bào dân tộc thiểu số được phân định như thế nào?
- Luật Dân sự là gì? Pháp luật dân sự là gì? Theo nguyên tắc, cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền, nghĩa vụ như thế nào?
- Thời gian tạm ngừng hoạt động công ty luật nước ngoài là bao lâu? Báo cáo về tạm ngừng hoạt động công ty luật có nội dung gì?
- Nghỉ việc điều trị tai nạn lao động 6 tháng thì bị chấm dứt hợp đồng lao động? Mẫu đơn xin thôi việc sau khi điều trị tai nạn lao động?