Thỏa thuận cấp bảo lãnh là gì? Thỏa thuận cấp bảo lãnh được lập bằng tiếng nước ngoài trong trường hợp nào?
Thỏa thuận cấp bảo lãnh là gì?
Thỏa thuận cấp bảo lãnh được giải thích tại khoản 12 Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-NHNN là thỏa thuận giữa bên bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoặc bên xác nhận bảo lãnh với khách hàng và các bên liên quan khác (nếu có) về việc phát hành bảo lãnh ngân hàng, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng.
Thỏa thuận cấp bảo lãnh (Hình từ Internet)
Trường hợp nào thỏa thuận cấp bảo lãnh được lập bằng tiếng nước ngoài?
Trường hợp thỏa thuận cấp bảo lãnh được lập bằng tiếng nước ngoài được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 11/2022/TT-NHNN như sau:
Sử dụng ngôn ngữ
1. Thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh phải được lập bằng tiếng Việt, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thỏa thuận với các bên liên quan sử dụng tiếng nước ngoài trong các trường hợp sau:
a) Giao dịch bảo lãnh thuộc các trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định tại Bộ luật Dân sự;
b) Nghĩa vụ được bảo lãnh phát sinh khi thực hiện các dự án được tài trợ vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế. Danh sách tổ chức tài chính quốc tế được quy định tại quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
c) Nghĩa vụ được bảo lãnh phát sinh khi tham gia gói thầu quốc tế.
3. Trường hợp sử dụng tiếng nước ngoài, khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, các văn bản hoặc thông điệp dữ liệu phải được dịch sang tiếng Việt có xác nhận của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc phải được công chứng hoặc chứng thực đính kèm bản tiếng nước ngoài.
Theo quy định trên, thỏa thuận cấp bảo lãnh phải được lập bằng tiếng Việt, trừ trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thỏa thuận với các bên liên quan sử dụng tiếng nước ngoài trong các trường hợp sau:
- Giao dịch bảo lãnh thuộc các trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định tại Bộ luật Dân sự;
- Nghĩa vụ được bảo lãnh phát sinh khi thực hiện các dự án được tài trợ vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế.
Danh sách tổ chức tài chính quốc tế được quy định tại quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Nghĩa vụ được bảo lãnh phát sinh khi tham gia gói thầu quốc tế.
Lưu ý: Trường hợp sử dụng tiếng nước ngoài, khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, các văn bản hoặc thông điệp dữ liệu phải được dịch sang tiếng Việt có xác nhận của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc phải được công chứng hoặc chứng thực đính kèm bản tiếng nước ngoài.
Thỏa thuận cấp bảo lãnh phải có những nội dung gì?
Thỏa thuận cấp bảo lãnh phải có các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 11/2022/TT-NHNN dưới đây:
Thỏa thuận cấp bảo lãnh
1. Để cấp bảo lãnh cho khách hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng lập thỏa thuận cấp bảo lãnh. Trường hợp phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng thì bên bảo lãnh không bắt buộc phải lập thỏa thuận cấp bảo lãnh với bên bảo lãnh đối ứng.
2. Thỏa thuận cấp bảo lãnh phải có các nội dung sau:
a) Pháp luật áp dụng. Trường hợp không quy định cụ thể pháp luật áp dụng thì được hiểu các bên thỏa thuận áp dụng theo pháp luật Việt Nam;
b) Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh;
c) Nghĩa vụ được bảo lãnh;
d) Số tiền bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh;
đ) Hình thức phát hành cam kết bảo lãnh;
e) Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
g) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
h) Phí bảo lãnh;
i) Thỏa thuận về bắt buộc nhận nợ trả thay, lãi suất áp dụng đối với số tiền trả thay và nghĩa vụ hoàn trả nợ khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
k) Số hiệu, ngày ký, hiệu lực của thỏa thuận cấp bảo lãnh;
l) Giải quyết tranh chấp phát sinh;
m) Các nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
3. Việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nội dung thỏa thuận cấp bảo lãnh do các bên liên quan thỏa thuận, quyết định trên cơ sở đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
Như vậy, để cấp bảo lãnh cho khách hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng lập thỏa thuận cấp bảo lãnh.
Thỏa thuận cấp bảo lãnh phải có các nội dung sau:
- Pháp luật áp dụng. Trường hợp không quy định cụ thể pháp luật áp dụng thì được hiểu các bên thỏa thuận áp dụng theo pháp luật Việt Nam;
- Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh;
- Nghĩa vụ được bảo lãnh;
- Số tiền bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh;
- Hình thức phát hành cam kết bảo lãnh;
- Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Phí bảo lãnh;
- Thỏa thuận về bắt buộc nhận nợ trả thay, lãi suất áp dụng đối với số tiền trả thay và nghĩa vụ hoàn trả nợ khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
- Số hiệu, ngày ký, hiệu lực của thỏa thuận cấp bảo lãnh;
- Giải quyết tranh chấp phát sinh;
- Các nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?