Thỏa thuận cấp bảo lãnh có bắt buộc lập bằng tiếng Việt không? Thỏa thuận cấp bảo lãnh phải được ký bởi ai?
Thỏa thuận cấp bảo lãnh có bắt buộc lập bằng tiếng Việt không?
Theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-NHNN thì thỏa thuận cấp bảo lãnh là thỏa thuận giữa bên bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoặc bên xác nhận bảo lãnh với khách hàng và các bên liên quan khác (nếu có) về việc phát hành bảo lãnh ngân hàng, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng.
Việc thỏa thuận cấp bảo lãnh có bắt buộc lập bằng tiếng Việt không được quy định tại Điều 7 Thông tư 11/2022/TT-NHNN như sau:
Sử dụng ngôn ngữ
1. Thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh phải được lập bằng tiếng Việt, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thỏa thuận với các bên liên quan sử dụng tiếng nước ngoài trong các trường hợp sau:
a) Giao dịch bảo lãnh thuộc các trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định tại Bộ luật Dân sự;
b) Nghĩa vụ được bảo lãnh phát sinh khi thực hiện các dự án được tài trợ vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế. Danh sách tổ chức tài chính quốc tế được quy định tại quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
c) Nghĩa vụ được bảo lãnh phát sinh khi tham gia gói thầu quốc tế.
3. Trường hợp sử dụng tiếng nước ngoài, khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, các văn bản hoặc thông điệp dữ liệu phải được dịch sang tiếng Việt có xác nhận của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc phải được công chứng hoặc chứng thực đính kèm bản tiếng nước ngoài.
Theo quy định trên, về nguyên tắc thỏa thuận cấp bảo lãnh phải được lập bằng tiếng Việt.
Tuy nhiên thỏa thuận cấp bảo lãnh vẫn có thể lập bằng tiếng nước ngoài trong những trường hợp sau:
(1) Giao dịch bảo lãnh thuộc các trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định tại Bộ luật Dân sự.
(2) Nghĩa vụ được bảo lãnh phát sinh khi thực hiện các dự án được tài trợ vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế.
(3) Nghĩa vụ được bảo lãnh phát sinh khi tham gia gói thầu quốc tế.
Thỏa thuận cấp bảo lãnh (Hình từ Internet)
Thỏa thuận cấp bảo lãnh phải được ký bởi ai?
Người ký vào thỏa thuận cấp bảo lãnh được quy định tại Điều 17 Thông tư 11/2022/TT-NHNN như sau:
Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh và cam kết bảo lãnh
1. Thỏa thuận cấp bảo lãnh và cam kết bảo lãnh phải được ký bởi người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phù hợp với quy định của pháp luật và quy chế nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Việc sử dụng chữ ký điện tử và việc ủy quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh và cam kết bảo lãnh thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, thỏa thuận cấp bảo lãnh phải được ký bởi người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phù hợp với quy định của pháp luật và quy chế nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Lưu ý: Việc sử dụng chữ ký điện tử và việc ủy quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh thực hiện theo quy định của pháp luật.
Người ký vào thỏa thuận cấp bảo lãnh không đúng thẩm quyền thì bị xử phạt thế nào?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người ký thỏa thuận cấp bảo lãnh không đúng thẩm quyền theo quy định được quy định tại điểm e khoản 5, điểm d khoản 9 Điều 14 Nghị định 88/2019/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về cấp tín dụng
...
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
e) Ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
...
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
d) Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm a khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này.
Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền, của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Như vậy, người ký thỏa thuận cấp bảo lãnh không đúng thẩm quyền thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Đồng thời đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm.
Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền, của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?