Thiết kế nội thất có phải là dịch vụ kiến trúc không? Để được hành nghề thiết kế nội thất thì tổ chức, cá nhân phải đáp ứng được điều kiện gì?

Thiết kế nội thất có phải là dịch vụ kiến trúc không? Để được hành nghề thiết kế nội thất thì tổ chức, cá nhân phải đáp ứng được điều kiện gì? Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề thiết kế nội thất được quy định như thế nào?

Thiết kế nội thất có phải là dịch vụ kiến trúc không?

Căn cứ Điều 19 Luật Kiến trúc 2019 quy định như sau:

Dịch vụ kiến trúc
1. Dịch vụ kiến trúc là loại hình kinh doanh dịch vụ tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng.
2. Dịch vụ kiến trúc bao gồm:
a) Thiết kế kiến trúc công trình;
b) Thiết kế kiến trúc trong đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, thiết kế đô thị;
c) Thiết kế kiến trúc cảnh quan;
d) Thiết kế nội thất
đ) Chỉ dẫn đặc điểm kỹ thuật kiến trúc công trình;
e) Đánh giá kiến trúc công trình;
g) Thẩm tra thiết kế kiến trúc.

Theo đó, dịch vụ kiến trúc bao gồm:

(1) Thiết kế kiến trúc công trình;

(2) Thiết kế kiến trúc trong đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, thiết kế đô thị;

(3) Thiết kế kiến trúc cảnh quan;

(4) Thiết kế nội thất

(5) Chỉ dẫn đặc điểm kỹ thuật kiến trúc công trình;

(6) Đánh giá kiến trúc công trình;

(7) Thẩm tra thiết kế kiến trúc.

Như vậy, thiết kế nội thất là một loại dịch vụ kiến trúc theo quy định.

Thiết kế nội thất có phải là dịch vụ kiến trúc không? Để được hành nghề thiết kế nội thất thì tổ chức, cá nhân phải đáp ứng được điều kiện gì?

Thiết kế nội thất có phải là dịch vụ kiến trúc không? Để được hành nghề thiết kế nội thất thì tổ chức, cá nhân phải đáp ứng được điều kiện gì? (Hình từ Internet)

Để được hành nghề thiết kế nội thất thì tổ chức, cá nhân phải đáp ứng được điều kiện gì?

Căn cứ Điều 21 Luật Kiến trúc 2019 quy định như sau:

Điều kiện hành nghề kiến trúc
1. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì thiết kế kiến trúc, cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn về kiến trúc trong tổ chức hành nghề kiến trúc, kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Luật này.
2. Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề kiến trúc được tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc trong tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân.
3. Tổ chức hành nghề kiến trúc phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 33 của Luật này.

Như vậy, theo quy định nêu trên, để được hành nghề thiết kế nội thất phải đáp ứng được các điều kiện sau:

(1) Cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì thiết kế kiến trúc, cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn về kiến trúc trong tổ chức hành nghề kiến trúc, kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 Luật Kiến trúc 2019.

(2) Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề kiến trúc được tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc trong tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân.

(3) Tổ chức hành nghề kiến trúc phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 33 Luật Kiến trúc 2019.

Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề thiết kế nội thất được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 22 Luật Kiến trúc 2019 quy định như sau:

Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề
1. Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề phải phù hợp với quy định của pháp luật và có các nội dung cơ bản sau đây:
a) Nguyên tắc hành nghề;
b) Cạnh tranh trong hành nghề;
c) Bảo đảm quyền bình đẳng giới;
d) Quyền sở hữu trí tuệ;
đ) Ứng xử nghề nghiệp đối với đồng nghiệp và khách hàng.
2. Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hành nghề kiến trúc.
3. Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.

Như vậy, quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề thiết kế nội thất phải phù hợp với quy định của pháp luật và có các nội dung cơ bản sau:

- Nguyên tắc hành nghề;

- Cạnh tranh trong hành nghề;

- Bảo đảm quyền bình đẳng giới;

- Quyền sở hữu trí tuệ;

- Ứng xử nghề nghiệp đối với đồng nghiệp và khách hàng.

Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hành nghề kiến trúc.

Ai có thẩm quyền ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề?

Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề
1. Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức lập, ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trình tự, thủ tục ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề như sau:
a) Thành lập ban soạn thảo và tổ biên tập để soạn thảo Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;
b) Lập Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;
c) Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức xã hội nghề nghiệp, cá nhân có liên quan về dự thảo Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;
d) Giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý và hoàn thiện dự thảo Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề, đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Hội Kiến trúc sư Việt Nam;
đ) Ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.
3. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày ban hành, Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề phải được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của tổ chức ban hành; gửi đến Bộ Xây dựng để đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và các hình thức khác theo quy định pháp luật về tiếp cận thông tin.
4. Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề được định kỳ 05 năm rà soát, đánh giá quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.

Như vậy, theo quy định nêu trên, Hội Kiến trúc sư Việt Nam là tổ chức có thẩm quyền ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.

Thiết kế nội thất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hồ sơ thiết kế nội thất được lập theo yêu cầu của chủ đầu tư với nhà thầu thiết kế trong trường hợp nào?
Pháp luật
Thiết kế nội thất là gì? Kiến trúc sư hành nghề thiết kế nội thất là người có trình độ như thế nào?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng thiết kế nội thất mới nhất? Hồ sơ thiết kế nội thất được quy định gồm những tài liệu gì?
Pháp luật
Thiết kế nội thất có phải là dịch vụ kiến trúc không? Để được hành nghề thiết kế nội thất thì tổ chức, cá nhân phải đáp ứng được điều kiện gì?
Pháp luật
Kinh doanh dịch vụ thiết kế nội thất có phải là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định không?
Pháp luật
Bản vẽ nội thất là gì? Bản vẽ nội thất có phải là một thành phần của hồ sơ thiết kế kiến trúc bản vẽ thi công hay không?
Pháp luật
Hồ sơ thiết kế nội thất có thuộc thành phần hồ sơ thiết kế kiến trúc không? Trong hồ sơ thiết kế nội thất có bao gồm bản vẽ phối cảnh minh họa nội thất không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thiết kế nội thất
1,044 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thiết kế nội thất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thiết kế nội thất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào