Thiết kế kỹ thuật tổng thể FEED được lập để làm gì? Thiết kế kỹ thuật tổng thể FEED là căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng nào?
Thiết kế kỹ thuật tổng thể FEED được lập để làm gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Nghị định 175/2024/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
...
10. Giấy phép hoạt động xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho nhà thầu nước ngoài theo từng hợp đồng sau khi trúng thầu hoặc được chọn thầu để thực hiện hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
11. Thiết kế kỹ thuật tổng thể (Front - End Engineering Design), sau đây gọi là thiết kế FEED, là bước thiết kế được lập theo thông lệ quốc tế đối với dự án có thiết kế công nghệ sau khi dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt để cụ thể hóa các yêu cầu về dây chuyền công nghệ, thông số kỹ thuật của các thiết bị, vật liệu sử dụng chủ yếu, giải pháp xây dựng để triển khai bước thiết kế tiếp theo.
12. Nhà thầu nước ngoài quy định tại Nghị định này là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc cá nhân có quốc tịch nước ngoài, đã được lựa chọn; ký kết, thực hiện hợp đồng xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Nhà thầu nước ngoài có thể là tổng thầu hoặc nhà thầu liên danh hoặc nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì thiết kế kỹ thuật tổng thể FEED được lập theo thông lệ quốc tế đối với dự án có thiết kế công nghệ sau khi dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt để cụ thể hóa các yêu cầu về dây chuyền công nghệ, thông số kỹ thuật của các thiết bị, vật liệu sử dụng chủ yếu, giải pháp xây dựng để triển khai bước thiết kế tiếp theo.
Thiết kế kỹ thuật tổng thể FEED được lập để làm gì? Thiết kế kỹ thuật tổng thể FEED là căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng nào? (Hình từ Internet)
Thiết kế kỹ thuật tổng thể FEED là căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng nào?
Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 37/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng
1. Các căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng bao gồm các yêu cầu về công việc cần thực hiện được các bên thống nhất, kết quả lựa chọn nhà thầu, kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và các căn cứ pháp lý áp dụng có liên quan.
2. Đối với hợp đồng EPC, EC, EP ngoài các căn cứ nêu ở Khoản 1 Điều này thì căn cứ ký kết hợp đồng còn bao gồm báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc thiết kế FEED được duyệt.
3. Đối với hợp đồng chìa khóa trao tay ngoài các căn cứ nêu ở Khoản 1 Điều này thì căn cứ ký kết hợp đồng còn bao gồm nhiệm vụ thực hiện dự án, chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được phê duyệt.
Như vậy, thiết kế kỹ thuật tổng thể FEED (hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng) là một trong những căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng đối với hợp đồng EPC, EC, EP.
Phạm vi công việc thực hiện của hợp đồng xây dựng được xác định như thế nào?
Căn cứ vào tại Điều 12 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng xây dựng là những nội dung, khối lượng công việc mà bên giao thầu ký kết với bên nhận thầu phù hợp với phạm vi công việc của hợp đồng và phải được các bên thỏa thuận rõ trong hợp đồng.
Theo đó, phạm vi công việc được xác định căn cứ vào hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất, các biên bản đàm phán và các văn bản pháp lý có liên quan.
Tùy theo loại hợp đồng xây dựng cụ thể, phạm vi công việc thực hiện được xác định như sau:
(1) Đối với hợp đồng tư vấn xây dựng: Là các công việc sau:
- Lập quy hoạch;
- Lập dự án đầu tư xây dựng;
- Thiết kế;
- Khảo sát;
- Quản lý dự án;
- Quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng;
- Giám sát thi công xây dựng;
- Thẩm tra thiết kế, dự toán và các công việc tư vấn khác trong hoạt động đầu tư xây dựng;
(2) Đối với hợp đồng thi công xây dựng: Là việc cung cấp vật liệu xây dựng, nhân lực, máy và thiết bị thi công và thi công xây dựng công trình theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt.
(3) Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ: Là việc cung cấp thiết bị; hướng dẫn lắp đặt, sử dụng, vận hành thử, vận hành, đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có) theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt.
(4) Đối với hợp đồng EPC: Là các công việc sau:
- Thiết kế, cung cấp vật tư, thiết bị và thi công xây dựng công trình;
- Đào tạo và hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa;
- Chuyển giao công nghệ;
- Vận hành thử không tải và có tải;
- Những công việc khác theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt.
(5) Đối với hợp đồng chìa khóa trao tay: Nội dung chủ yếu là:
- Việc lập dự án đầu tư xây dựng;
- Thiết kế;
- Cung cấp thiết bị và thi công xây dựng công trình;
- Đào tạo và hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa;
- Chuyển giao công nghệ;
- Vận hành thử không tải và có tải;
- Bàn giao công trình sẵn sàng đi vào hoạt động cho bên giao thầu và những công việc khác theo đúng dự án được phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đánh bài ăn tiền ngày tết có bị phạt không? Đánh bài ăn tiền ngày tết bao nhiêu thì bị truy cứu hình sự?
- Quy định về xác định số dư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú như thế nào?
- Mẫu Báo cáo thực hiện khuyến mại theo Nghị định 128? Nộp báo cáo thực hiện khuyến mại khi nào?
- Hội đồng trường mầm non công lập bao gồm những thành phần nào? Quyết nghị của Hội đồng trường có hiệu lực khi nào?
- Quy định về các khoản thu trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP theo Thông tư 95/2024 ra sao?