Thiết kế đường ô tô trên tuyến đường quốc lộ thì phải dựa vào những yêu cầu và nguyên tắc nào để đảm bảo đúng tiêu chuẩn?
- Thiết kế đường ô tô trên tuyến đường quốc lộ thì phải dựa vào những yêu cầu và nguyên tắc nào để đảm bảo đúng tiêu chuẩn
- Việc phân cấp kỹ thuật đối với từng con đường dựa vào yếu tố nào và đường quốc lộ thuộc cấp kỹ thuật bao nhiêu?
- Hành lang an toàn giao thông đường bộ của tuyến đường quốc lộ là bao nhiêu mét tính từ tim đường?
Thiết kế đường ô tô trên tuyến đường quốc lộ thì phải dựa vào những yêu cầu và nguyên tắc nào để đảm bảo đúng tiêu chuẩn
Theo tiểu mục 3.1 Mục 3 TCVN 4054:2005 về đường ô tô - yêu cầu thiết kế do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy định về yêu cầu thiết kế đường ô tô như sau:
"3 Quy định chung
3.1 Yêu cầu thiết kế
3.1.1 Yêu cầu chung khi thiết kế là không chỉ tuân theo đầy đủ các quy định trong tiêu chuẩn này, mà phải nghiên cứu nhiều mặt để có một tuyến đường an toàn, hiệu quả và định hướng phát triển bền vững, lâu dài.
3.1.2 Phải phối hợp tốt các yếu tố của tuyến đường: bình đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang và tận dụng địa hình để tạo nên một tuyến đường đều đặn trong không gian, đảm bảo tốt tầm nhìn và ổn định cơ học, nhằm thực hiện các mục tiêu:
– đáp ứng lưu lượng xe phục vụ thích hợp để đảm bảo chất lượng dòng xe thông hành hợp lý;
– đảm bảo an toàn tối đa và thuận tiện cho các phương tiện và người sử dụng đường;
– có hiệu quả tốt về kinh tế qua các chỉ tiêu đánh giá, qua các chi phí về xây dựng công trình và duy tu bảo dưỡng, qua các chi phí về giá thành vận tải, thời gian vận tải, dự báo tai nạn giao thông;
– giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường, tạo cân bằng sinh thái hợp lý để đường trở thành một công trình mới đóng góp tốt cho vẻ đẹp cảnh quan của khu vực đặt tuyến.
3.1.3 Về nguyên tắc, đường ô tô cấp cao (cấp I, II và III) tránh đi qua các khu dân cư. Khi thiết kế phải xét tới:
– sự tiếp nối của đường với các đô thị, nhất là các đô thị lớn;
– tìm biện pháp cách ly với giao thông địa phương, nhất là đối với đường cấp cao để đảm bảo tính cơ động của giao thông.
Đường ô tô phải thực hiện hai chức năng là đảm bảo tính:
– cơ động, thể hiện ở tốc độ cao, rút ngắn thời gian hành trình và an toàn khi xe chạy;
– tiếp cận, xe tới được mục tiêu cần đến một cách thuận lợi.
Hai chức năng này không tương hợp. Vì vậy với các đường cấp cao, lưu lượng lớn, hành trình dài cần khống chế tính tiếp cận để đảm bảo tính cơ động; với đường cấp thấp( cấp IV, V, VI) đảm bảo tốt tính tiếp cận.
Đối với đường cấp cao phải đảm bảo:
– Cách ly giao thông địa phương với giao thông chạy suốt trên các đường cấp cao.
– Nên đi tránh các khu dân cư, nhưng phải chú ý đến sự tiếp nối với các đô thị, nhất là các đô thị lớn có yêu cầu giao thông xuyên tâm.
3.1.4 Phải xét tới các phương án đầu tư phân kỳ trên cơ sở phương án tổng thể lâu dài. Phương án phân kỳ được đầu tư thích hợp với lượng xe cận kỳ nhưng phải là một bộ phận của tổng thể, tức là sau này sẽ tận dụng được toàn bộ hay phần lớn các công trình đã xây dựng phân kỳ. Khi thực hiện phương án phân kỳ phải xét đến việc dự trữ đất dùng cho công trình hoàn chỉnh sau này."
Theo đó, người thiết kế cần căn cứ vào TCVN 4054:2005 nêu trên để xác định các yêu cầu, nguyên tắc khi thiết kế đường ô tô để đảm bảo chất lượng cho con đường khi đưa vào sử dụng.
Thiết kế đường quốc lộ
Việc phân cấp kỹ thuật đối với từng con đường dựa vào yếu tố nào và đường quốc lộ thuộc cấp kỹ thuật bao nhiêu?
Theo tiểu mục 3.4.2 Mục 3 Mục 3 TCVN 4054:2005 về đường ôtô - yêu cầu thiết kế do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy định về cấp thiết kế đường quốc lộ như sau:
"3 Quy định chung
3.4 Cấp thiết kế của đường
3.4.2 Việc phân cấp kỹ thuật dựa trên chức năng và lưu lượng thiết kế của tuyến đường trong mạng lưới đường và được quy định theo Bảng 3."
Theo đó, việc phân cấp kỹ thuật dựa trên chức năng và lưu lượng thiết kế của tuyến đường trong mạng lưới đường và được quy định theo bảng phân cấp nêu trên.
Hành lang an toàn giao thông đường bộ của tuyến đường quốc lộ là bao nhiêu mét tính từ tim đường?
Về hành lang an toàn giao thông quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 Nghị định 11/2010/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP) quy định về giới hạn hành lang an toàn đường bộ của tuyến đường quốc lộ như sau:
"Điều 15. Giới hạn hành lang an toàn đường bộ
Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ. Giới hạn hành lang an toàn đường bộ xác định theo quy hoạch đường bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được quy định như sau:
1. Đối với đường ngoài đô thị: Căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên là:
a) 17 mét đối với đường cấp I, cấp II;
b) 13 mét đối với đường cấp III;
c) 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V;
d) 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V.
2. Đối với đường đô thị, giới hạn hành lang an toàn đường bộ là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.".
Theo đó hành lang an toàn giao thông được tính từ đất đường giao thông chứ không phải tính từ tim đường. Và giới hạn hàng lang cụ thể căn cứ vào từng cấp đường, với thông tin bạn cung cấp thì chưa rõ trường hợp của mình là đường cấp nào. Bạn có thể tham khảo theo bảng phân cấp kỹ thuật vừa nêu trên để xác định cấp đường cụ thể, từ đó có thể xác định giới hạn hành lang an toàn giao thông của tuyến đường quốc lộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ quan nào quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập? Thủ tục thành lập trung tâm?
- Mẫu Phiếu đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Ai có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn?
- Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho ai? Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân sẽ do cơ quan nào cấp?
- Bạo lực học đường là hành vi như thế nào? Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường được thực hiện như thế nào?
- Tố tụng hình sự là gì? Ai ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự? 27 nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng Hình sự?