Thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình đối với hình thức khoán duy trì chuẩn tắc trong khoảng thời gian xác định được lập trên cơ sở nào?
- Thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình đối với hình thức khoán duy trì chuẩn tắc trong khoảng thời gian xác định được lập trên cơ sở nào?
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sự nghiệp công có trách nhiệm gì trong việc lập thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình?
- Phê duyệt dự toán kinh phí khảo sát đo đạc kiểm tra đột xuất cho tuyến luồng được nạo vét duy tu theo hình thức khoán duy trì chuẩn tắc là trách nhiệm của ai?
Thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình đối với hình thức khoán duy trì chuẩn tắc trong khoảng thời gian xác định được lập trên cơ sở nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 35/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
Thiết kế, dự toán công trình
1. Lập thiết kế, dự toán công trình
Thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình đối với hình thức khoán duy trì chuẩn tắc trong khoảng thời gian xác định được lập trên cơ sở:
a) Vị trí đổ chất nạo vét được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố, chấp thuận đảm bảo tiếp nhận chất nạo vét trong thời gian khoán duy trì chuẩn tắc;
b) Chuẩn tắc duy trì của tuyến luồng đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại kế hoạch nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng từ nguồn ngân sách nhà nước;
c) Khối lượng nạo vét duy trì chuẩn tắc luồng được tính toán là khối lượng trung bình hàng năm, xác định trên cơ sở diễn biến khối lượng sa bồi, tính toán trên các số liệu khảo sát thông báo hàng hải định kỳ, số liệu đo đạc bàn giao mặt bằng công trình và số liệu đo đạc nghiệm thu nạo vét duy tu của tuyến luồng trong khoảng thời gian tối thiểu 03 năm gần nhất. Khối lượng nạo vét bao gồm khối lượng nạo vét ban đầu (xác định trên số liệu khảo sát thông báo hàng hải mới nhất và được chuẩn xác khi đo đạc bàn giao mặt bằng) và khối lượng nạo vét duy trì chuẩn tắc luồng trong khoảng thời gian từ sau đợt nạo vét ban đầu đến hết thời gian khoán duy trì chuẩn tắc luồng;
d) Dự toán kinh phí nạo vét duy tu theo hình thức khoán duy trì chuẩn tắc được xác định theo khối lượng nạo vét tương ứng với chuẩn tắc thiết kế tuyến luồng, vị trí đổ chất nạo vét và thời gian duy trì chuẩn tắc.
...
Như vậy, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình đối với hình thức khoán duy trì chuẩn tắc trong khoảng thời gian xác định được lập trên cơ sở:
- Vị trí đổ chất nạo vét được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố, chấp thuận đảm bảo tiếp nhận chất nạo vét trong thời gian khoán duy trì chuẩn tắc;
- Chuẩn tắc duy trì của tuyến luồng đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại kế hoạch nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng từ nguồn ngân sách nhà nước;
- Khối lượng nạo vét duy trì chuẩn tắc luồng được tính toán là khối lượng trung bình hàng năm, xác định trên cơ sở diễn biến khối lượng sa bồi, tính toán trên các số liệu khảo sát thông báo hàng hải định kỳ, số liệu đo đạc bàn giao mặt bằng công trình và số liệu đo đạc nghiệm thu nạo vét duy tu của tuyến luồng trong khoảng thời gian tối thiểu 03 năm gần nhất.
Khối lượng nạo vét bao gồm khối lượng nạo vét ban đầu (xác định trên số liệu khảo sát thông báo hàng hải mới nhất và được chuẩn xác khi đo đạc bàn giao mặt bằng) và khối lượng nạo vét duy trì chuẩn tắc luồng trong khoảng thời gian từ sau đợt nạo vét ban đầu đến hết thời gian khoán duy trì chuẩn tắc luồng;
- Dự toán kinh phí nạo vét duy tu theo hình thức khoán duy trì chuẩn tắc được xác định theo khối lượng nạo vét tương ứng với chuẩn tắc thiết kế tuyến luồng, vị trí đổ chất nạo vét và thời gian duy trì chuẩn tắc.
Thiết kế bản vẽ thi công (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sự nghiệp công có trách nhiệm gì trong việc lập thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 35/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
Thiết kế, dự toán công trình
...
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sự nghiệp công có trách nhiệm
a) Căn cứ Kế hoạch nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm được Bộ Giao thông vận tải giao, hợp đồng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước nạo vét duy tu luồng hàng hải được ký giữa Cục Hàng hải Việt Nam với Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sự nghiệp công và vị trí đổ chất nạo vét được cấp có thẩm quyền chấp thuận, Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sự nghiệp công lựa chọn và ký hợp đồng với đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị tư vấn thẩm tra, đơn vị tư vấn bảo vệ môi trường, lập dự án nhận chìm ở biển (nếu có); tổ chức lập, thẩm tra và trình Cục Hàng hải Việt Nam thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình nạo vét duy tu luồng hàng hải theo hình thức khoán duy trì chuẩn tắc trong khoảng thời gian xác định, dự toán kinh phí bảo vệ môi trường, lập dự án nhận chìm ở biển, kinh phí giao khu vực biển (nếu có); rà soát, trình đề cương nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát đo đạc bàn giao mặt bằng, đề cương giám sát, đề cương nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát đo đạc kiểm tra đột xuất, đề cương nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát nghiệm thu do các đơn vị tư vấn giám sát, tư vấn khảo sát lập;
b) Căn cứ vị trí đổ chất nạo vét của tuyến luồng được chấp thuận, kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng hàng hải được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt để yêu cầu đơn vị tư vấn lập, hoàn thành hồ sơ về bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
...
Theo đó, trong việc lập thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sự nghiệp công có các trách nhiệm cụ thể trên.
Phê duyệt dự toán kinh phí khảo sát đo đạc kiểm tra đột xuất cho tuyến luồng được nạo vét duy tu theo hình thức khoán duy trì chuẩn tắc là trách nhiệm của ai?
Theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 35/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
Thiết kế, dự toán công trình
...
3. Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm
a) Tổ chức thẩm định, phê duyệt các nội dung do Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trình theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Phê duyệt dự toán kinh phí khảo sát đo đạc kiểm tra đột xuất cho tuyến luồng được nạo vét duy tu theo hình thức khoán duy trì chuẩn tắc với tần suất thực hiện tối đa 03 lần/tuyến luồng/năm. Phạm vi đo đạc khảo sát mỗi lần do chủ đầu tư chỉ định với diện tích khảo sát tối đa bằng 30% diện tích mặt bằng tuyến luồng để kiểm tra việc duy trì chuẩn tắc thiết kế tuyến luồng của nhà thầu thi công;
c) Phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí các chi phí tư vấn của công tác bảo vệ môi trường.
Theo đó, Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm phê duyệt dự toán kinh phí khảo sát đo đạc kiểm tra đột xuất cho tuyến luồng được nạo vét duy tu theo hình thức khoán duy trì chuẩn tắc với tần suất thực hiện tối đa 03 lần/tuyến luồng/năm.
Phạm vi đo đạc khảo sát mỗi lần do chủ đầu tư chỉ định với diện tích khảo sát tối đa bằng 30% diện tích mặt bằng tuyến luồng để kiểm tra việc duy trì chuẩn tắc thiết kế tuyến luồng của nhà thầu thi công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?