Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị tạm giam trái pháp luật được xác định như thế nào?

Cho tôi hỏi thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị tạm giam trái pháp luật được xác định như thế nào? Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại được xác định như thế nào? - Câu hỏi của anh Minh (Tiền Giang)

Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị tạm giam trái pháp luật được xác định như thế nào?

Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị tạm giam trái pháp luật

Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị tạm giam trái pháp luật (Hình từ Internet)

Tại Điều 27 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị tạm giam trái pháp luật như sau:

Thiệt hại về tinh thần
....
3. Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án, bị áp dụng biện pháp ngăn chặn trong hoạt động tố tụng hình sự được xác định như sau:
a) Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được xác định là 02 ngày lương cơ sở;
b) Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù được xác định là 05 ngày lương cơ sở cho 01 ngày bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù;
c) Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại không bị bắt, tạm giữ, tạm giam hoặc chấp hành hình phạt không phải là hình phạt tù được xác định là 02 ngày lương cơ sở cho 01 ngày không bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
d) Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo được xác định là 03 ngày lương cơ sở cho 01 ngày chấp hành hình phạt;
đ) Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại đã chấp hành xong hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án mà sau đó mới có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó thuộc trường hợp được bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự được xác định là 02 ngày lương cơ sở cho 01 ngày chưa có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó thuộc trường hợp được bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự.

Như vậy, thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại bị tạm giam trái pháp luật được xác định là 05 ngày lương cơ sở cho 01 ngày bị tạm giam.

Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị tạm giam trái pháp luật được xác định như thế nào?

Tại Điều 11 Nghị định 68/2018/NĐ-CP quy định khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại về tinh thần khi bị tạm giam trái pháp luật như sau:

Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại về tinh thần quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Luật
1. Người bị thiệt hại bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 27 của Luật thì khoảng thời gian được tính kể từ ngày người bị thiệt hại bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù đến ngày chấp hành xong biện pháp ngăn chặn hoặc được trả tự do hoặc đến ngày chấp hành xong hình phạt tù.
2. Người bị thiệt hại không bị bắt, tạm giữ, tạm giam hoặc chấp hành hình phạt không phải hình phạt tù quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 27 của Luật thì khoảng thời gian được tính kể từ ngày người bị thiệt hại bị khởi tố hoặc chấp hành hình phạt đến ngày có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường.
3. Người bị thiệt hại chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo quy định tại điểm d Khoản 3 Điều 27 của Luật thì khoảng thời gian được tính kể từ ngày người bị thiệt hại chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo đến ngày chấp hành xong hình phạt.
4. Người bị thiệt hại đã chấp hành xong hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó thuộc trường hợp được bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự quy định tại điểm đ Khoản 3 Điều 27 của Luật thì khoảng thời gian được tính kể từ ngày người bị thiệt hại đã chấp hành xong hình phạt cho đến ngày có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường.

Theo đó, người bị thiệt hại bị tạm giam trái pháp luật thì khoảng thời gian được tính kể từ để làm căn cứ xác định thiệt hại về tinh thần là ngày người bị thiệt hại bị tạm giam đến được trả tự do.

Người bị tạm giam được bồi thường thiệt hại về tinh thần trong trường hợp nào?

Tại khoản 3 Điều 18 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự như sau:

Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
1. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp mà không có căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
2. Người bị bắt, người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự quyết định trả tự do, hủy bỏ quyết định tạm giữ, không phê chuẩn lệnh bắt, quyết định gia hạn tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
3. Người bị tạm giam mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
....

Như vậy, người bị tạm giam trái pháp luật được bồi thường thiệt hại về tinh thần trong trường hợp mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

Bồi thường nhà nước Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Bồi thường Nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hồ sơ yêu cầu bồi thường theo trách nhiệm bồi thường của Nhà nước bao gồm những tài liệu, giấy tờ gì?
Pháp luật
Trong trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì việc đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường sẽ xảy ra trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Thương lượng việc bồi thường trong trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hiện nay được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính được thực hiện trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Cơ quan giải quyết bồi thường theo trách nhiệm bồi thường của Nhà nước sẽ có những trách nhiệm gì theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính thì những hành vi nào thuộc phạm vi được bồi thường?
Pháp luật
Giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì các hành vi nào bị nghiêm cấm?
Pháp luật
Cây xanh ngã đổ gây thiệt hại có thuộc trách nhiệm bồi thường của nhà nước theo quy định của pháp luật không?
Pháp luật
Cục Bồi thường nhà nước là đơn vị thuộc cơ quan nào? Cục Bồi thường nhà nước có những chức năng gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bồi thường nhà nước
943 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bồi thường nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bồi thường nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào