Thiết bị X quang chẩn đoán trong y tế bao gồm những loại nào? Thiết bị X quang phải được kiểm tra định kỳ một năm mấy lần?

Thiết bị X quang chẩn đoán trong y tế bao gồm những loại nào? Việc đảm bảo an toàn đối với thiết bị X quang chẩn đoán trong y tế được quy định ra sao? Thiết bị X quang phải được kiểm tra định kỳ một năm mấy lần? Câu hỏi của anh Hải (Hà Nội).

Thiết bị X quang chẩn đoán trong y tế bao gồm những loại nào?

Căn cứ khoản 6 Điều 2 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 13/2018/TT-BKHCN quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư liên tịch này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế là các thiết bị phát tia X được sử dụng để chiếu, chụp chẩn đoán bệnh, bao gồm: Thiết bị X-quang chụp răng (chụp răng toàn cảnh, chụp sọ, chụp răng sử dụng phim đặt sau huyệt ổ răng, chụp cắt lớp vi tính sử dụng chùm tia hình nón); thiết bị X-quang chụp vú; thiết bị X-quang di động; thiết bị X-quang đo mật độ xương; thiết bị chiếu, chụp X-quang tổng hợp; thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình; thiết bị chụp cắt lớp vi tính; thiết bị X-quang thú y.
...

Theo đó thiết bị X quang chẩn đoán trong y tế bao gồm những loại sau:

- Thiết bị X quang chụp răng (chụp răng toàn cảnh, chụp sọ, chụp răng sử dụng phim đặt sau huyệt ổ răng, chụp cắt lớp vi tính sử dụng chùm tia hình nón);

- Thiết bị X quang chụp vú;

- Thiết bị X quang di động;

- Thiết bị X quang đo mật độ xương;

- Thiết bị chiếu, chụp X-quang tổng hợp;

- Thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình;

- Thiết bị chụp cắt lớp vi tính; thiết bị X-quang thú y.

Thiết bị X quang chẩn đoán trong y tế bao gồm những loại nào? Thiết bị X quang phải được kiểm tra định kỳ một năm mấy lần?

Thiết bị X quang chẩn đoán trong y tế bao gồm những loại nào? Thiết bị X quang phải được kiểm tra định kỳ một năm mấy lần? (hình từ Internet)

Việc đảm bảo an toàn đối với thiết bị X quang chẩn đoán trong y tế được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 5 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT quy định về việc đảm bảo an toàn đối với thiết bị X quang chẩn đoán trong y tế như sau:

- Mức bức xạ rò của đầu bóng phát tia X không vượt quá 1mGy/giờ tại khoảng cách 1m từ vỏ đầu bóng phát tia X lấy trung bình trên diện tích không vượt quá 100 cm2 cho mọi chế độ làm việc của thiết bị được nhà sản xuất khuyến cáo.

- Giá trị lọc cố định của hệ đầu bóng phát X - quang trong đơn vị milimét nhôm tương đương (mm Al) phải ghi rõ trên vỏ hộp chứa bóng.

- Có hệ kiểm tra kích thước chùm tia bằng nguồn sáng, trừ thiết bị

X - quang chụp răng sử dụng phim đặt sau huyệt ổ răng và thiết bị X - quang chụp vú.

- Các thông số điện áp phát (kV), dòng bóng phát (mA), thời gian phát tia (s) hoặc hằng số phát tia (mAs) phải được hiển thị trên tủ điều khiển khi đặt chế độ làm việc và khi chụp.

- Đối với thiết bị chụp X - quang, việc phát tia phải được chấm dứt sau một thời gian đặt trước hoặc sau khi đạt giá trị mAs đặt trước hoặc đạt giá trị liều chiếu xạ đặt trước.

- Đối với thiết bị X - quang soi chiếu phải có bộ kiểm soát tự động chế độ phát tia AEC hoặc công tắc điều khiển phát tia dạng bấm và giữ, bảo đảm thiết bị chỉ phát tia nếu công tắc được bấm, giữ chặt và sẽ ngừng phát tia khi thả công tắc.

- Thiết bị X - quang di động phải có cáp nối đủ dài để bảo đảm khoảng cách giữa người vận hành thiết bị và bóng phát tối thiểu 2 m. Đối với thiết bị bức xạ khác, khoảng cách này tối thiểu là 3 m.

-Thiết bị X - quang can thiệp phải có các tấm che chắn cao su chì lắp tại bàn người bệnh để che chắn các tia bức xạ ảnh hưởng đến nhân viên và hệ che chắn treo trên trần để sử dụng cho mục đích bảo vệ mắt và tuyến giáp của nhân viên khi theo dõi người bệnh. Các tấm che chắn cao su chì phải bảo đảm có chiều dày che chắn không nhỏ hơn 0,5 milimét chì tương đương.

Thiết bị X quang chẩn đoán trong y tế phải được kiểm tra định kỳ một năm mấy lần?

Tại Điều 9 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT quy định như sau:

Kiểm định và hiệu chuẩn thiết bị bức xạ, thiết bị đo bức xạ
1. Cơ sở y tế phải thực hiện việc kiểm định đối với các thiết bị bức xạ được sử dụng tại cơ sở mình như sau:
a) Trước khi đưa vào sử dụng lần đầu tiên;
b) Định kỳ một năm một lần đối với thiết bị xạ trị, thiết bị chụp cắt lớp vi tính CT scanner, thiết bị X - quang tăng sáng truyền hình và định kỳ hai năm một lần đối với các thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế khác kể từ ngày đưa vào sử dụng;
c) Sau khi lắp đặt lại hoặc sửa chữa thiết bị;
d) Thiết bị xạ trị ngoài việc thực hiện kiểm định quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này phải thực hiện kiểm tra chuẩn liều chiếu xạ theo tần suất do nhà sản xuất khuyến cáo.
2. Nếu kết quả kiểm định cho thấy các thông số vận hành liên quan đến an toàn của thiết bị bức xạ lệch khỏi giá trị cho phép, thiết bị phải hiệu chuẩn mới được cho phép tiếp tục sử dụng; việc kiểm tra, kiểm định phải được thực hiện theo quy trình do nhà sản xuất cung cấp hoặc theo tiêu chuẩn quốc gia tương ứng.
3. Thiết bị đo bức xạ (thiết bị đo suất liều bức xạ, thiết bị đo nhiễm bẩn bề mặt, máy đo chuẩn liều thuốc phóng xạ) phải được kiểm định ban đầu, sau khi sửa chữa và định kỳ hằng năm.
4. Việc kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị bức xạ và thiết bị đo bức xạ phải được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp đăng ký hoạt động dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn.

Như vậy, việc kiểm tra định kỳ sẽ được thực hiện một năm một lần đối với thiết bị xạ trị, thiết bị chụp cắt lớp vi tính CT scanner, thiết bị X - quang tăng sáng truyền hình và định kỳ hai năm một lần đối với các thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế khác kể từ ngày đưa vào sử dụng;

Thiết bị X quang
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người phụ trách an toàn thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế có cần chứng chỉ nhân viên bức xạ?
Pháp luật
QCVN 15:2018/BKHCN về thiết bị X quang di động dùng trong y tế? Yêu cầu chấp nhận đối với các đặc trưng làm việc ra sao?
Pháp luật
Thủ tục khai báo thiết bị X quang chẩn đoán trong y tế mới nhất năm 2023 được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
QCVN 24:2023/BKHCN quy định thiết bị X-quang để đo mật độ xương phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào để được sử dụng trong y tế?
Pháp luật
Thiết bị X quang chụp răng phải đảm bảo các yêu cầu an toàn nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới nhất đối với thiết bị X quang đo mật độ xương dùng trong y tế như thế nào?
Pháp luật
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với thiết bị X quang đo mật độ xương dùng trong y tế như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép Sử dụng thiết bị X quang chẩn đoán trong y tế gồm những giấy tờ gì
Pháp luật
Khoảng cách giữa người vận hành thiết bị X quang di động và bóng phát của thiết bị này tối thiểu là bao nhiêu mét?
Pháp luật
Ai có quyền cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị X quang chẩn đoán trong y tế?
Pháp luật
Cơ sở y tế trang bị thiết bị X quang chụp vú có phải trang bị hệ kiểm tra kích thước chùm tia bằng nguồn sáng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thiết bị X quang
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
5,160 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thiết bị X quang

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thiết bị X quang

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào