Thiết bị sinh hoạt trang bị cho chức danh làm việc tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài gồm những thiết bị nào? Số lượng thiết bị ra sao?
- Thiết bị sinh hoạt trang bị tại nhà ở cho chức danh làm việc tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài gồm những thiết bị nào?
- Số lượng thiết bị sinh hoạt trang bị tại nhà ở cho chức danh làm việc tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được quy định như thế nào?
- Mức giá trần thiết bị sinh hoạt trang bị cho chức danh làm việc tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài sẽ do ai quyết định?
Thiết bị sinh hoạt trang bị tại nhà ở cho chức danh làm việc tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài gồm những thiết bị nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 28 Nghị định 166/2017/NĐ-CP quy định về thiết bị sinh hoạt trang bị cho chức danh làm việc tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài như sau:
Tiêu chuẩn, định mức sử dụng thiết bị sinh hoạt tại nhà ở, nhà riêng Đại sứ
1. Thiết bị sinh hoạt trang bị cho chức danh làm việc tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài và các thành viên có tiêu chuẩn đi theo là các thiết bị gắn liền với nhà ở, nhà riêng Đại sứ; gồm: Bộ bàn ghế ngồi làm việc, bộ bàn ghế tiếp khách, bộ bàn ghế ăn, tủ tài liệu, ti vi, điện thoại cố định, tủ quần áo, giường, đệm, tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng, bếp và các thiết bị khác (nếu cần).
...
Theo đó, thiết bị sinh hoạt trang bị cho chức danh làm việc tại cơ quan Việt Nam ở nước là các thiết bị gắn liền với nhà ở, nhà riêng Đại sứ; gồm:
- Bộ bàn ghế ngồi làm việc;
- Bộ bàn ghế tiếp khách;
- Bộ bàn ghế ăn;
- Tủ tài liệu, ti vi, điện thoại cố định;
- Tủ quần áo, giường, đệm, tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng, bếp và các thiết bị khác (nếu cần).
Thiết bị sinh hoạt trang bị cho chức danh làm việc tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài gồm những thiết bị nào? Số lượng thiết bị ra sao? (Hình từ Internet)
Số lượng thiết bị sinh hoạt trang bị tại nhà ở cho chức danh làm việc tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 166/2017/NĐ-CP quy định về số lượng thiết bị sinh hoạt trang bị cho chức danh làm việc tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài như sau:
Tiêu chuẩn, định mức sử dụng thiết bị sinh hoạt tại nhà ở, nhà riêng Đại sứ
....
2. Thiết bị sinh hoạt gắn liền với nhà ở của cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thực hiện theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Dẫn chiếu Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 166/2017/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn, định mức thiết bị sinh hoạt tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài như sau:
PHỤ LỤC II
TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ SINH HOẠT TẠI CƠ QUAN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
(Kèm theo Nghị định số 166/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ)
Từ những quy định trên thì số lượng thiết bị sinh hoạt trang bị cho chức danh làm việc tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài như sau:
- Bộ bàn ghế ngồi làm việc: 01 bộ
- Bộ bàn ghế tiếp khách: 01 bộ
- Bộ bàn ghế phòng ăn: 01 bộ
- Tủ tài liệu: 01 chiếc
- Ti vi: 01 chiếc
- Điện thoại cố định:
- Tủ quần áo: 02 bộ
- Giường, đệm: 02 bộ
- Tủ lạnh: 01 chiếc
- Máy giặt: 01 chiếc
- Lò vi sóng: 01 chiếc
- Bếp nấu ăn: 01 chiếc
Mức giá trần thiết bị sinh hoạt trang bị cho chức danh làm việc tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài sẽ do ai quyết định?
Căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 28 Nghị định 166/2017/NĐ-CP quy định mức giá trần thiết bị sinh hoạt trang bị cho chức danh làm việc tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài như sau:
Tiêu chuẩn, định mức sử dụng thiết bị sinh hoạt tại nhà ở, nhà riêng Đại sứ
...
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức giá trần thiết bị sinh hoạt áp dụng cho từng địa bàn trên cơ sở:
a) Thiết bị sinh hoạt có tiêu chuẩn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sinh hoạt, được sử dụng phổ biến tại nước sở tại, không mua sắm thiết bị sinh hoạt có tiêu chuẩn kỹ thuật cao, gây lãng phí;
b) Giá của ít nhất 03 nhà cung cấp trên thị trường đã được niêm yết, thông báo rộng rãi tại nước sở tại hoặc từ thông tin chính thống do các nhà cung cấp công bố theo pháp luật của nước sở tại được khai thác qua mạng Internet đối với thiết bị sinh hoạt theo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại điểm a khoản này;
c) Phù hợp với khả năng ngân sách của Nhà nước.
4. Căn cứ tình hình thực tế, điều kiện làm việc của từng nước, dự toán ngân sách được giao hàng năm, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp cho Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định việc trang bị thiết bị sinh hoạt quy định tại khoản 2 Điều này bảo đảm không vượt mức giá trần theo quy định tại khoản 3 Điều này, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với điều kiện sinh hoạt tại nước sở tại và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
...
Như vậy, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức giá trần thiết bị sinh hoạt áp dụng cho từng địa bàn trên cơ sở.
Mức giá trần thiết bị sinh hoạt là giá của ít nhất 03 nhà cung cấp trên thị trường đã được niêm yết, thông báo rộng rãi tại nước sở tại hoặc từ thông tin chính thống do các nhà cung cấp công bố theo pháp luật của nước sở tại được khai thác qua mạng Internet đối với thiết bị sinh hoạt.
Căn cứ tình hình thực tế, điều kiện làm việc của từng nước, dự toán ngân sách được giao hàng năm, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp cho Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định việc trang bị thiết bị sinh hoạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?