Thiết bị luyện tập tại chỗ là gì? Thiết bị luyện tập tại chỗ được phân loại thành bao nhiêu cấp?
Thiết bị luyện tập tại chỗ là gì?
Quy định thiết bị luyện tập tại chỗ tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11281-1:2015 như sau:
Thiết bị luyện tập tại chỗ (stationary training equipment)
Thiết bị không được di chuyển như một bộ phận trong khi sử dụng và đặt tự do trên sàn hoặc gắn vào sàn, tường, trần nhà hoặc kết cấu cố định khác.
CHÚ THÍCH 1: Thiết bị luyện tập tại chỉ có thể được sử dụng trong các trường hợp sau, ví dụ:
a) thể dục thể hình;
b) thể dục thẩm mỹ;
c) giáo dục thể chất;
d) luyện tập để thi đấu và các hoạt động thể thao có liên quan:
e) điều trị dự phòng và phục hồi chức năng.
Theo quy định trên, thiết bị luyện tập tại chỗ là thiết bị không được di chuyển như một bộ phận trong khi sử dụng và đặt tự do trên sàn hoặc gắn vào sàn, tường, trần nhà hoặc kết cấu cố định khác.
Thiết bị luyện tập tại chỗ (Hình từ Internet)
Thiết bị luyện tập tại chỗ được phân loại thành bao nhiêu cấp?
Việc phân loại thiết bị luyện tập tại chỗ được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11281-1:2015 như sau:
Phân loại
4.1. Quy định chung
Thiết bị phải được phân loại theo cấp chính xác và cách sử dụng như mô tả trong 4.2 và 4.3.
Nếu thiết bị có nhiều tính năng sử dụng thì thiết bị phải đáp ứng yêu cầu của từng loại.
4.2. Cấp chính xác
4.2.1. Cấp chính xác chỉ áp dụng cho thiết bị có hiển thị các dữ liệu luyện tập.
4.2.2. Cấp A: cấp chính xác cao.
4.2.3. Cấp B: cấp chính xác trung bình.
4.2.4. Cấp C: cấp chính xác thấp.
CHÚ THÍCH Yêu cầu về các cấp chính xác được nêu trong các tiêu chuẩn cụ thể của bộ tiêu chuẩn ISO 20957.
4.3. Loại sử dụng
4.3.1. Loại S (Phòng tập): sử dụng chuyên nghiệp và/hoặc kinh doanh.
CHÚ THÍCH: Thiết bị luyện tập tại chỗ loại này dự kiến để sử dụng trong các khu vực luyện tập của các tổ chức như: liên đoàn thể thao, cơ sở giáo dục, khách sạn, câu lạc bộ, phòng tập, nơi người chủ sở hữu (người chịu trách nhiệm pháp lý) quản lý việc tiếp cận và kiểm soát.
4.3.2. Loại H (Gia đình): sử dụng tại gia đình.
CHÚ THÍCH: Thiết bị luyện tập tại chỗ loại này dự kiến để sử dụng tại các hộ gia đình, trong đó người chủ sở hữu (người có trách nhiệm pháp lý) quản lý việc tiếp cận thiết bị.
4.3.3. Loại I: sử dụng chuyên nghiệp và/hoặc kinh doanh được dành riêng cho những người có nhu cầu đặc biệt (ví dụ: khuyết tật về thị lực, thính lực, thể chất, học tập) sử dụng.
Thiết bị loại này cũng phải tuân theo các yêu cầu của loại S (xem 4.3.1)
CHÚ THÍCH: Thiết bị luyện tập tại chỗ loại này dự kiến để sử dụng trong các khu vực luyện tập của các tổ chức như: liên đoàn thể thao, cơ sở giáo dục, khách sạn, câu lạc bộ, phòng tập, trung tâm phục hồi chức năng, nơi chủ sở hữu (người chịu trách nhiệm pháp lý) quản lý việc tiếp cận và kiểm soát.
Theo đó, thiết bị luyện tập tại chỗ phải được phân loại theo cấp chính xác và cách sử dụng, cụ thể:
-Phân loại thiết bị luyện tập tại chỗ theo cấp chính xác gồm:
+ Cấp A: cấp chính xác cao.
+ Cấp B: cấp chính xác trung bình.
+ Cấp C: cấp chính xác thấp.
-Phân loại thiết bị luyện tập tại chỗ theo cách sử dụng gồm:
+ Loại S (Phòng tập): sử dụng chuyên nghiệp và/hoặc kinh doanh.
+ Loại H (Gia đình): sử dụng tại gia đình.
+ Loại I: sử dụng chuyên nghiệp và/hoặc kinh doanh được dành riêng cho những người có nhu cầu đặc biệt (ví dụ: khuyết tật về thị lực, thính lực, thể chất, học tập) sử dụng.
Tải trọng bên trong của thiết bị luyện tập tại chỗ phải đảm bảo yêu cầu gì?
Yêu cầu đối với tải trọng bên trong của thiết bị luyện tập tại chỗ được quy định tại tiểu mục 5.14 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11281-1:2015 như sau:
Yêu cầu an toàn
...
5.14. Tải trọng
5.14.1. Tải trọng bên trong
Từng bộ phận của thiết bị chịu tải là khối lượng cơ thể người sử dụng phải chịu được lực F bằng 2,5 lần khối lượng cơ thể.
Sau khi thử, thiết bị phải không bị hỏng và vẫn phải hoạt động theo dự kiến của nhà sản xuất.
Thử theo 6.16.
5.14.2. Tải trọng bên ngoài
Khi thử theo 6.3.4 và chịu tải là khối lượng cơ thể người sử dụng và/hoặc phản lực hoặc mômen của người sử dụng cũng như lực hoặc mômen khác gây ra do nguồn bất kỳ khác (ví dụ: vật nặng thêm vào được đỡ bởi bệ đỡ), từng bộ phận của thiết bị phải chịu được tải trọng F theo công thức (1):
F = [Gk + 1,5G]x2,5x9,81m/s2 (1)
trong đó
F là tải trọng, tính bằng niutơn;
G là tải trọng tối đa, tính bằng kilôgam, được quy định bởi nhà sản xuất (xem 5.17);
Gk là tải trọng, tính bằng kilôgam, do khối lượng cơ thể tác dụng lên bộ phận đỡ được thử;
1,5 là hệ số động;
2,5 là hệ số an toàn.
Sau khi thử, thiết bị phải không bị hỏng và phải hoạt động theo dự kiến của nhả sản xuất.
Thử theo 6.17.
Như vậy, từng bộ phận của thiết bị luyện tập tại chỗ chịu tải là khối lượng cơ thể người sử dụng phải chịu được lực F bằng 2,5 lần khối lượng cơ thể.
Sau khi thử, thiết bị phải không bị hỏng và vẫn phải hoạt động theo dự kiến của nhà sản xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?