Thi trung học phổ thông quốc gia nhưng bị mất căn cước công dân có thể sử dụng hộ chiếu để thay thế không?
Điều kiện dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT quy định về đối tượng, điều kiện dự thi như sau:
“2. Điều kiện dự thi:
a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thuộc chương trình GDTX thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm;
b) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải có Bằng tốt nghiệp THCS và phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do xếp loại học lực kém ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 (năm) điểm (tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc trường phổ thông nơi ĐKDT), bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện dự thi về xếp loại học lực theo quy định; trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận việc chấp hành chính sách pháp luật và các quy định của địa phương để được trường phổ thông nơi học lớp 12 xác nhận đủ điều kiện dự thi về xếp loại hạnh kiểm theo quy định;
c) Đối tượng đã tốt nghiệp trung cấp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT;
d) Các đối tượng dự thi phải ĐKDT và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn.”
Trung học phổ thông quốc gia (Hình từ Internet)
Thi trung học phổ thông quốc gia nhưng bị mất căn cước công dân có thể sử dụng hộ chiếu để thay thế không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của thí sinh như sau:
“2. Có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định ghi trong Giấy báo dự thi để làm thủ tục dự thi:
a) Xuất trình giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân (gọi chung là thẻ Căn cước công dân) và nhận Thẻ dự thi;
b) Nếu thấy có những sai sót về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên, phải báo ngay cho cán bộ coi thi (CBCT) hoặc người làm nhiệm vụ tại Điểm thi để xử lý kịp thời;
c) Trường hợp bị mất thẻ Căn cước công dân hoặc các giấy tờ cần thiết khác, phải báo cáo ngay cho Trưởng Điểm thi để xem xét, xử lý.”
Như vậy khi mất căn cước công dân thì con của bạn phải báo cáo cho trưởng điểm thi trung học phổ thông quốc gia và tùy theo quyết định của trưởng điểm thi để biết có thể dùng hộ chiếu thay thế cho căn cước công dân hay không.
Trưởng điểm thi trung học phổ thông quốc gia là ai?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 20 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT quy định về ban coi thi như sau:
"3. Giám đốc sở GDĐT căn cứ số lượng thí sinh ĐKDT tại Hội đồng thi và điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ để quyết định thành lập các Điểm thi đặt tại trường phổ thông và các cơ sở giáo dục khác đáp ứng được các yêu cầu tổ chức thi.
a) Thành phần: Trưởng Điểm thi là lãnh đạo trường phổ thông; một Phó Trưởng Điểm thi là lãnh đạo hoặc Tổ trưởng chuyên môn trường phổ thông nơi đặt Điểm thi phụ trách cơ sở vật chất; các Phó Trưởng Điểm thi là lãnh đạo hoặc Tổ trưởng chuyên môn đến từ trường phổ thông khác; Thư ký Điểm thi là Thư ký Hội đồng thi hoặc giáo viên trường phổ thông; CBCT là giáo viên trường phổ thông hoặc trường THCS trên địa bàn tỉnh; cán bộ giám sát phòng thi là giáo viên trường phổ thông; trật tự viên, nhân viên phục vụ là nhân viên của trường nơi đặt Điểm thi; nhân viên y tế, công an (hoặc kiểm soát viên quân sự trong trường hợp đặc biệt)
b) Trưởng Điểm thi và Phó Trưởng Điểm thi không cùng thuộc một trường phổ thông; mỗi phòng thi bảo đảm bố trí hai CBCT ở hai trường phổ thông khác nhau; mỗi cán bộ giám sát phòng thi thực hiện giám sát không quá 03 (ba) phòng thi trong cùng một dãy phòng thi; Trưởng Điểm thi, Phó trưởng Điểm thi (không phụ trách cơ sở vật chất), CBCT, cán bộ giám sát phòng thi không được làm nhiệm vụ tại Điểm thi có học sinh lớp 12 của trường mình dự thi trong năm tổ chức kỳ thi;
c) Trưởng Điểm thi quyết định tổ chức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn về công tác coi thi tại Điểm thi, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ trước Trưởng ban Coi thi và Chủ tịch Hội đồng thi;
d) Phó Trưởng Điểm thi, CBCT, cán bộ giám sát phòng thi và các thành viên khác làm nhiệm vụ tại Điểm thi chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy nhiệm của Trưởng Điểm thi;
đ) Để thực hiện các công việc của Điểm thi, lãnh đạo Điểm thi được sử dụng con dấu của trường phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nơi đặt Điểm thi."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình hết tuổi thọ thiết kế có thực hiện kiểm định xây dựng không? Chi phí kiểm định xây dựng được xác định bằng cách nào?
- Tiêu chuẩn cụ thể của Trợ lý Tổng Bí thư? Nguyên tắc tuyển chọn, sử dụng trợ lý Tổng Bí thư? Tuổi bổ nhiệm, tuổi công tác của trợ lý Tổng Bí thư?
- Mẫu đơn đề nghị học sát hạch để cấp giấy phép lái xe 2025 theo Thông tư 35/2024 như thế nào?
- Giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng do cơ quan nào chủ trì tổ chức? Chi phí tổ chức giám định do ai chi trả?
- Tích tụ đất nông nghiệp có phải phù hợp với đặc điểm về đất đai? Nhà nước có chính sách gì khi thực hiện tích tụ đất nông nghiệp?