Thí sinh có quyền làm đơn phúc tra bài kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng trong thời hạn bao lâu sau khi có kết quả?
- Thí sinh có quyền làm đơn phúc tra bài kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng trong thời hạn bao lâu sau khi có kết quả?
- Việc chấm điểm phúc tra bài kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng do bao nhiêu thành viên Ban Chấm thi chấm?
- Ai có trách nhiệm chỉ đạo việc chấm điểm phúc tra bài kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng?
Thí sinh có quyền làm đơn phúc tra bài kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng trong thời hạn bao lâu sau khi có kết quả?
Thời hạn làm đơn phúc tra bài kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng được quy định tại khoản 1 Điều 26 Thông tư 08/2023/TT-BTP như sau:
Phúc tra bài kiểm tra
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết quả kiểm tra được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, thí sinh không đồng ý với kết quả kiểm tra viết, kiểm tra trắc nghiệm trên giấy của mình có quyền làm đơn phúc tra gửi Chủ tịch Hội đồng kiểm tra; trường hợp tổ chức kiểm tra trắc nghiệm trên máy vi tính thì không phúc tra đối với bài kiểm tra này.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nhận đơn phúc tra, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra quyết định thành lập Ban Phúc tra. Ban Phúc tra gồm Trưởng ban và ít nhất 02 (hai) thành viên. Các thành viên trong Ban Phách và Ban Chấm thi không được là thành viên của Ban Phúc tra.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp không đồng ý với kết quả kiểm tra, thí sinh có quyền làm đơn phúc tra bài kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết quả kiểm tra được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Lưu ý: Trường hợp tổ chức kiểm tra trắc nghiệm trên máy vi tính thì không phúc tra đối với bài kiểm tra này.
Thí sinh có quyền làm đơn phúc tra bài kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng trong thời hạn bao lâu sau khi có kết quả? (Hình từ Internet)
Việc chấm điểm phúc tra bài kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng do bao nhiêu thành viên Ban Chấm thi chấm?
Việc chấm điểm phúc tra được quy định tại khoản 3 Điều 26 Thông tư 08/2023/TT-BTP như sau:
Phúc tra bài kiểm tra
...
3. Việc chấm điểm phúc tra được thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Thông tư này. Kết quả phúc tra phải được Chủ tịch Hội đồng kiểm tra phê duyệt và là kết quả cuối cùng.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 24 Thông tư 08/2023/TT-BTP quy định:
Chấm điểm kiểm tra
1. Các bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 100.
Mỗi bài kiểm tra viết do hai thành viên Ban Chấm thi chấm và cho điểm độc lập theo hướng dẫn, đáp án, thang điểm do Chủ tịch Hội đồng kiểm tra quyết định. Điểm của mỗi bài kiểm tra là trung bình cộng điểm mà hai thành viên chấm thi đã chấm. Trong trường hợp hai thành viên chấm thi cho điểm chênh lệch nhau từ 20 điểm trở lên thì Trưởng Ban Chấm thi phân công hai thành viên khác của Ban Chấm thi chấm lại bài kiểm tra của thí sinh; điểm chấm lần này là điểm chính thức của bài kiểm tra.
Bài kiểm tra trắc nghiệm được chấm theo hướng dẫn, đáp án, thang điểm do Chủ tịch Hội đồng kiểm tra quyết định.
2. Thí sinh đạt yêu cầu của kỳ kiểm tra phải có số điểm của mỗi bài kiểm tra đạt từ 50 điểm trở lên.
...
Như vậy, theo quy định, việc chấm điểm phúc tra bài kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng do hai thành viên Ban Chấm thi chấm và cho điểm độc lập theo hướng dẫn, đáp án, thang điểm do Chủ tịch Hội đồng kiểm tra quyết định.
Ai có trách nhiệm chỉ đạo việc chấm điểm phúc tra bài kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng?
Trách nhiệm chỉ đạo việc chấm điểm phúc tra bài kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng được quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 08/2023/TT-BTP như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng kiểm tra và các thành viên Hội đồng kiểm tra
1. Chủ tịch Hội đồng kiểm tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra quy định tại Điều 20 của Thông tư này; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra;
b) Phân công trách nhiệm cho từng thành viên Hội đồng kiểm tra;
c) Quyết định số lượng thành viên, nhiệm vụ, quyền hạn của các Ban của Hội đồng kiểm tra;
d) Quyết định đề kiểm tra chính thức được sử dụng cho từng kỳ kiểm tra;
đ) Quy định, hướng dẫn cách thức và thang điểm kiểm tra; chỉ đạo việc chấm điểm bài kiểm tra viết, lên điểm kiểm tra, phúc tra bài kiểm tra;
e) Chịu trách nhiệm về việc quản lý bài kiểm tra; quản lý kết quả kiểm tra và các tài liệu khác có liên quan theo đúng quy định;
g) Xử lý các trường hợp vi phạm nội quy kỳ kiểm tra theo thẩm quyền;
h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến kỳ kiểm tra theo thẩm quyền.
2. Các thành viên khác trong Hội đồng kiểm tra thực hiện công việc theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng kiểm tra và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng kiểm tra.
Như vậy, theo quy định, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra có trách nhiệm chỉ đạo việc chấm điểm phúc tra bài kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?