Thí sinh có được quyền từ chối quyền miễn thi bài thi Ngoại ngữ để thi tham gia kỳ thi THPT quốc gia hay không?
- Thí sinh có được quyền từ chối quyền miễn thi bài thi Ngoại ngữ để thi tham gia kỳ thi THPT quốc gia hay không?
- Hồ sơ thí sinh được miễn thi bài thi Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT trong kỳ thi THPT quốc gia được lưu trữ bao lâu?
- Sở giáo dục đào tạo có phải báo cáo Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức thi trong quá trình tổ chức thi của kỳ thi THPT quốc gia không?
Thí sinh có được quyền từ chối quyền miễn thi bài thi Ngoại ngữ để thi tham gia kỳ thi THPT quốc gia hay không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 35 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định về việc miễn thi bài thi Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT như sau:
Theo đó, thí sinh không đăng ký sử dụng quyền được miễn thi bài thi Ngoại ngữ thì phải dự thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT như thí sinh không được miễn thi trong kỳ thi THPT quốc gia.
Hay nói cách khác, thí sinh thuộc đối tượng miễn thi bài thi Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT thì có quyền từ chối quyền miễn thi để thi tham gia kỳ thi THPT quốc gia như thí sinh không được miễn thi.
Ngoài ra, đối tượng miễn thi bài thi Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT gồm các đối tượng sau:
- Là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ GDĐT;
- Có một trong các chứng chỉ được quy định trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT.
Lưu ý: Thí sinh được miễn thi bài thi Ngoại ngữ được tính 10 điểm cho bài thi này để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Thí sinh có được quyền từ chối quyền miễn thi bài thi Ngoại ngữ để thi tham gia kỳ thi THPT quốc gia hay không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ thí sinh được miễn thi bài thi Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT trong kỳ thi THPT quốc gia được lưu trữ bao lâu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 48 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định về lưu trữ hồ sơ thi như sau:
Lưu trữ hồ sơ thi
Tính từ ngày thi cuối cùng của kỳ thi, các cơ quan quản lý giáo dục lưu trữ hồ sơ như sau:
1. Bộ GDĐT lưu trữ vĩnh viễn danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT của các sở GDĐT.
2. Sở GDĐT:
a) Lưu trữ vĩnh viễn các tài liệu gồm: Bảng ghi điểm thi; bản ghi thông tin xét công nhận tốt nghiệp THPT; danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT; sổ cấp Bằng tốt nghiệp THPT;
b) Lưu trữ trong 12 tháng các tài liệu, thiết bị gồm: Các Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, Hội đồng thi và các bộ phận liên quan; báo cáo tổng kết kỳ thi kèm theo các loại thống kê số liệu; các biên bản của Hội đồng thi; những biên bản khác có liên quan đến kỳ thi; Quyết định thành lập Ban Phúc khảo, biên bản tổng kết, danh sách thí sinh thay đổi điểm do phúc khảo và các biên bản khác liên quan; hồ sơ kỷ luật (nếu có); các loại hồ sơ khác theo văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT; thiết bị lưu trữ dữ liệu (ổ cứng, thẻ nhớ) của hệ thống camera giám sát được sử dụng trong kỳ thi và máy chủ sử dụng chấm thi trắc nghiệm;
c) Lưu trữ trong 24 tháng các tài liệu gồm: Bài thi của thí sinh và hồ sơ chấm thi liên quan; hồ sơ thí sinh được đặc cách tốt nghiệp THPT, miễn thi tốt nghiệp THPT, hồ sơ khiếu nại của thí sinh hoặc giải quyết khiếu nại về hồ sơ thi.
Như vậy, hồ sơ thí sinh được miễn thi bài thi Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT trong kỳ thi THPT quốc gia được sở giáo dục đào tạo lưu trữ trong 24 tháng theo quy định.
Sở giáo dục đào tạo có phải báo cáo Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức thi trong quá trình tổ chức thi của kỳ thi THPT quốc gia không?
Căn cứ tại Điều 58 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của sở GDĐT như sau:
Trách nhiệm của sở GDĐT
1. Chỉ đạo và kiểm tra việc hoàn thành kế hoạch dạy học, đánh giá xếp loại học sinh ở các trường phổ thông.
2. Trình UBND tỉnh quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.
3. Tham mưu cho Ban chỉ đạo cấp tỉnh để chỉ đạo tổ chức thi tại tỉnh theo Quy chế thi và hướng dẫn của Bộ GDĐT.
4. Chỉ đạo, tổ chức ĐKDT, quản lý hồ sơ ĐKDT; chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất cho kỳ thi; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thi cho các thí sinh học môn Ngoại ngữ theo chương trình thí điểm được Bộ GDĐT cho phép để sử dụng kết quả thi trong xét công nhận tốt nghiệp THPT.
5. Chủ trì thành lập, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng thi và các Ban của Hội đồng thi; tổ chức tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi; chỉ đạo các cơ sở giáo dục chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất cho kỳ thi.
6. Báo cáo Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức thi, những vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức thi.
7. Tổ chức bàn giao Giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh.
Như vậy, đối chiếu với quy định trên, sở GDĐT có trách nhiệm báo cáo Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức thi, những vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức thi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tinh gọn bộ máy cấp huyện: Thay thế những người kém năng lực không hoàn thành nhiệm vụ theo Nghị quyết 18?
- Tổng hợp mẫu quyết định cho thôi việc mới nhất 2025? Tải mẫu quyết định cho thôi việc năm 2025?
- Giao 3.212 biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An? Tải về phụ lục xem chi tiết?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?