Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là gì? Mã số phòng thí nghiệm gồm mấy nhóm ký hiệu? Điều kiện năng lực của tổ chức hoạt động thí nghiệm?
Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là gì?
Định nghĩa "Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng" được quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn của công trình.
2. Quản lý thi công xây dựng công trình là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan để việc thi công xây dựng công trình đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thiết kế và mục tiêu đề ra.
3. Chỉ dẫn kỹ thuật là tập hợp các yêu cầu kỹ thuật dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình, thiết kế xây dựng công trình để hướng dẫn, quy định về vật liệu, sản phẩm, thiết bị sử dụng cho công trình và các công tác thi công, giám sát, nghiệm thu công trình xây dựng.
4. Bản vẽ hoàn công là bản vẽ công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện vị trí, kích thước, vật liệu và thiết bị được sử dụng thực tế.
5. Hồ sơ hoàn thành công trình là tập hợp các hồ sơ, tài liệu có liên quan tới quá trình đầu tư xây dựng công trình cần được lưu lại khi đưa công trình vào sử dụng.
6. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là hoạt động đo lường nhằm xác định đặc tính của đất xây dựng, vật liệu xây dựng, môi trường xây dựng, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng theo quy trình nhất định.
7. Quan trắc công trình là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi về hình học, biến dạng, chuyển dịch và các thông số kỹ thuật khác của công trình và môi trường xung quanh theo thời gian.
8. Trắc đạc công trình là hoạt động đo đạc để xác định vị trí, hình dạng, kích thước của địa hình, công trình xây dựng phục vụ thi công xây dựng, quản lý chất lượng, bảo hành, bảo trì, vận hành, khai thác và giải quyết sự cố công trình xây dựng.
...
Theo đó, thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được hiểu là hoạt động đo lường nhằm xác định đặc tính của đất xây dựng, vật liệu xây dựng, môi trường xây dựng, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng theo quy trình nhất định.
Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là gì? Mã số phòng thí nghiệm gồm mấy nhóm ký hiệu? Điều kiện năng lực của tổ chức hoạt động thí nghiệm? (Hình từ Internet)
Mã số phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng gồm mấy nhóm ký hiệu?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 5b Nghị định 62/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 4 Điều 8 Nghị định 35/2023/NĐ-CP quy định mã số phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng dùng để quản lý Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức.
Mã số phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng không thay đổi khi tổ chức đề nghị cấp lại hoặc bổ sung, sửa đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng đã được cấp, trừ trường hợp đề nghị cấp lại hoặc bổ sung, sửa đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng đã được Bộ Xây dựng cấp thì thực hiện việc cấp lại mã số phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo quy định tại Nghị định 62/2016/NĐ-CP.
Mã số phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng bao gồm 02 nhóm ký hiệu được nối với nhau bằng dấu chấm (.), quy định như sau:
(1) Nhóm thứ nhất: mã định danh phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng bao gồm tên viết tắt phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là LAS-XD và các ký tự thể hiện địa phương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
(2) Nhóm thứ hai: số hiệu phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng gồm 3 chữ số được cấp theo thứ tự số tự nhiên.
Tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 62/2016/NĐ-CP thì tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng phải đáp ứng các điều kiện năng lực sau đây:
(1) Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật;
(2) Đáp ứng các yêu cầu chung của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 (hiện được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2017) hoặc Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 và đáp ứng các yêu cầu cụ thể phù hợp với các chỉ tiêu thí nghiệm đăng ký;
(3) Người quản lý trực tiếp hoạt động thí nghiệm chuyển ngành xây dựng phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành phù hợp với một trong các lĩnh vực thí nghiệm của tổ chức;
(4) Có thí nghiệm viên phải tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên và có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp cho mỗi lĩnh vực thí nghiệm.
Theo đó, tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là tổ chức kinh doanh dịch vụ thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc công trình xây dựng đáp ứng được các Điều kiện năng lực nêu trên và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là 05 năm kể từ ngày cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10685-7:2024 ISO 1927-7:2012 về nguyên tắc vật liệu chịu lửa không định hình ra sao?
- Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT thay thế Thông tư 07 quy định mẫu hồ sơ báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu thế nào?
- Có tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất đã được thu hồi nhưng chưa hoàn thành việc bồi thường không?
- Xe khách tự tăng giá vé xe Tết 2025 bị phạt bao nhiêu? Chủ xe khách là tổ chức tự tăng giá vé xe Tết 2025 phạt bao nhiêu?
- Ngày 3 tháng 2 năm 1930 là sự kiện gì? Ngày 3 tháng 2 năm 1930 là ngày gì? Ngày 3 tháng 2 có phải là ngày lễ lớn của đất nước?