Thép cốt bê tông cần đáp ứng những quy định về kỹ thuật nào? Có thể áp dụng những phương pháp thử nào để xác định chất lượng của thép cốt bê tông?
Thép cốt bê tông cần đáp ứng những quy định về kỹ thuật nào?
Căn cứ tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép làm cốt bê tông ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BKHCN có quy định cụ thể về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với thép cốt bê tông như sau:
"2.1. Thép cốt bê tông
2.1.1. Kích thước, khối lượng 1 m dài và sai lệch cho phép theo Bảng 1.
2.1.2. Mác, thành phần hóa học và cơ tính của thép thanh tròn trơn theo các quy định của TCVN 1651-1:2018, Thép cốt bê tông - Phần 1: Thép thanh tròn trơn.
2.1.3. Yêu cầu về gân, mác, thành phần hóa học và cơ tính của thép thanh vằn theo các quy định của TCVN 1651-2:2018, Thép cốt bê tông - Phần 2: Thép thanh vằn.
2.1.4. Hình dạng, kích thước, thành phần hóa học và cơ tính của lưới thép hàn theo các quy định của TCVN 1651-3:2008 (ISO 6935-3:2007), Thép cốt bê tông - Phần 3: Lưới thép hàn.
2.1.5. Kích thước, khối lượng, dung sai, dạng hình học của dây vằn, dây có vết ấn, thành phần hóa học, cơ tính của dây thép vuốt nguội làm cốt bê tông và sản xuất lưới thép hàn làm cốt bê tông theo các quy định của TCVN 6288:1997 (ISO 10544:1992), Dây thép vuốt nguội để làm cốt bê tông và sản xuất lưới thép hàn làm cốt."
Thép cốt bê tông cần đáp ứng những quy định về kỹ thuật nào? (Hình từ Internet)
Thép cốt bê tông dự ứng lực cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì về kỹ thuật?
Căn cứ tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép làm cốt bê tông ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BKHCN, quy định kỹ thuật đối với thép cốt bê tông dự ứng lực được quy định cụ thể như sau:
"2.2. Thép cốt bê tông dự ứng lực
Hình dạng bề mặt, kích thước, khối lượng 1 m dài và sai lệch cho phép, thành phần hóa học và cơ tính của thép cốt bê tông dự ứng lực theo các quy định của TCVN 6284:1997 (ISO 6934:1991), Thép cốt bê tông dự ứng lực:
Phần 1 - Yêu cầu chung;
Phần 2 - Dây kéo nguội;
Phần 3 - Dây tôi và ram;
Phần 4 - Dành;
Phần 5 - Thép thanh cán nóng có hoặc không có xử lý tiếp."
Có thể áp dụng những phương pháp thử nào để xác định chất lượng của thép cốt bê tông?
Căn cứ Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép làm cốt bê tông ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BKHCN có quy định những phương pháp thử đối với thép cốt bê tông và thép cốt bê tông dự ứng lực cụ thể như sau:
"3. PHƯƠNG PHÁP THỬ
3.1. Phương pháp thử cơ tính đối với thép cốt bê tông và thép cốt bê tông dự ứng lực theo:
3.1.1. TCVN 7937-1:2013 (ISO 15630-1:2010), Thép làm cốt bê tông và bê tông dự ứng lực - Phương pháp thử - Phần 1: Thanh, dảnh và dây dùng làm cốt.
3.1.2. TCVN 7937-2:2013 (ISO 15630-2:2010), Thép làm cốt bê tông và bê tông dự ứng lực - Phương pháp thử - Phần 2: Lưới hàn.
3.1.3. TCVN 7937-3:2013 (ISO 15630-3:2010), Thép làm cốt bê tông và bê tông dự ứng lực - Phương pháp thử - Phần 3: Thép dự ứng lực.
Thép cốt bê tông dự ứng lực sản xuất, nhập khẩu phải được thử nghiệm độ hồi phục ứng suất đẳng nhiệt theo tiêu chuẩn do nhà sản xuất, nhập khẩu công bố áp dụng. Giá trị độ hồi phục ứng suất tại 1000 h (hoặc hơn) có thể được ngoại suy từ các phép thử với thời gian không dưới 120 h và phải đảm bảo rằng kết quả ngoại suy 1000 h (hoặc hơn) là tương đương với kết quả 1000 h (hoặc hơn). Khi đó, trong báo cáo thử nghiệm phải mô tả cụ thể phương pháp ngoại suy. Kết quả thử nghiệm này phải được cung cấp, chứng minh trong hồ sơ đánh giá sự phù hợp hoặc trong hồ sơ nhập khẩu.
3.2. Phương pháp thử cơ tính đối với dây thép vuốt nguội làm cốt bê tông và sản xuất lưới thép hàn làm cốt bê tông theo:
3.2.1. TCVN 197-1:2014 (ISO 6892-1:2009), Vật liệu kim loại - Thử kéo - Phần 1: Phương pháp thử ở nhiệt độ phòng.
3.2.2. TCVN 6287:1997 (ISO 10665:1990), Thép thanh cốt bê tông - Thử uốn và uốn lại không hoàn toàn.
3.3. Phương pháp thử thành phần hóa học đối với thép làm cốt bê tông theo TCVN 8998:2018 (ASTM E 415-17), Thép cacbon và thép hợp kim thấp - Phương pháp phân tích thành phần hóa học bằng quang phổ phát xạ chân không.
3.4. Phương pháp thử cơ tính đối với thép phủ epoxy làm cốt bê tông và bê tông dự ứng lực theo:
- TCVN 7934:2009 (ISO 14654:1999), Thép phủ epoxy dùng làm cốt bê tông;
- TCVN 7935:2009 (ISO 14655:1999), Cáp phủ epoxy bê tông dự ứng lực;
- TCVN 7936:2009 (ISO 14656:1999), Bột epoxy và vật liệu bịt kín cho lớp phủ thép cốt bê tông.
3.5. Trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu công bố tiêu chuẩn áp dụng cho thép làm cốt bê tông sản xuất, nhập khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia các nước ASEAN, tiêu chuẩn BS, ASTM, GOST, JIS, KS, GB, IS, CNS thì các yêu cầu về phương pháp thử thực hiện theo tiêu chuẩn công bố áp dụng tương ứng. Trường hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng không quy định phương pháp thử thì việc thử nghiệm được thực hiện theo TCVN đối với các sản phẩm cụ thể.
3.6. Trường hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng cho thép làm cốt bê tông sản xuất, nhập khẩu không phải là các tiêu chuẩn được đề cập tại mục 3.5 thì các yêu cầu về phương pháp thử thực hiện theo 3.1, 3.2, 3.3, 3.4."
Như vậy, đối với thép cốt bê tông và thép cốt bê tông dự ứng lực, pháp luật hiện hành có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn kỹ thuật cần đáp ứng cũng như các phương pháp thử để xác định chất lượng.
Các cá nhân, tổ chức liên quan cần áp dụng những quy định trên để thực hiện một cách thống nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?