Theo Quyết định 768/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỷ lệ đô thị hóa vùng Thủ đô và Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 đạt tỷ lệ bao nhiêu %?
- Theo Quyết định 768/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỷ lệ đô thị hóa vùng Thủ đô và Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 đạt tỷ lệ bao nhiêu %?
- Những cơ quan nào có trách nhiệm phối hợp và tổ chức thực hiện Quyết định 768/QĐ-TTg ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ?
- Mục tiêu Quyết định 768/QĐ-TTg về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
Theo Quyết định 768/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỷ lệ đô thị hóa vùng Thủ đô và Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 đạt tỷ lệ bao nhiêu %?
Xem thêm: Đáp án Cuộc thi 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tuần cuối (tuần 12)
Căn cứ tại điểm a khoản 4 Điều 1 Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 quy định tỷ lệ đô thị hóa vùng Thủ đô như sau:
Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính như sau:
...
4. Chỉ tiêu dân số - lao động, đô thị hóa, đất xây dựng đô thị và nông thôn
a) Dân số - lao động và tỷ lệ đô thị hóa
- Dân số - lao động: Đến năm 2030 đạt Khoảng 21 - 23 triệu người (đô thị: 11,5 - 13,8 triệu người; nông thôn: 9,5 - 9,2 triệu người); Khoảng 12,0 - 13,2 triệu lao động.
- Tỷ lệ đô thị hóa: Đến năm 2030 đạt Khoảng 55 - 60%.
Từ năm 2030 đến năm 2050, dân số - lao động và tỷ lệ đô thị hóa của Vùng có xu hướng tiếp tục gia tăng do ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế, việc làm dẫn đến tăng khả năng thu hút lao động nhập cư và có xu hướng ổn định dần.
Bên cạnh đó, tại điểm a khoản 5 Điều 1 Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, tỷ lệ đô thị hóa của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 đạt tỷ lệ % như sau:
Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính như sau:
...
5. Định hướng phát triển không gian vùng
a) Định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong Vùng
Trên cơ sở vị trí, vai trò, Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, các tỉnh trong Vùng tạo thành các mối liên kết với những đặc trưng và lợi thế riêng, chia sẻ chức năng, hỗ trợ phát triển để khai thác tối đa và hiệu quả các tiềm năng, động lực của các địa phương trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của từng tỉnh và toàn Vùng.
- Thủ đô Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh, là các địa phương có tốc độ và tỉ lệ đô thị hóa cao; có vị trí trung tâm của toàn Vùng trên cơ sở vị thế của Thủ đô Hà Nội với các vai trò quan trọng trong các lĩnh vực của quốc gia, trong đó nổi bật là các thế mạnh về công nghiệp, đào tạo, nguồn nhân lực và các Điều kiện hạ tầng; các chức năng cấp vùng, quốc gia và quốc tế được tăng cường thông qua việc thiết lập các trung tâm tài chính - thương mại, nghiên cứu - phát minh khoa học, hội nghị hội thảo, thể dục thể thao, không gian di sản và du lịch quốc tế...
+ Hà Nội với vị thế Thủ đô, trung tâm đầu não chính trị, hành chính của quốc gia; là trung tâm văn hóa, giáo dục đào tạo và khoa học kỹ thuật quan trọng của cả nước; là một trong những trung tâm kinh tế, du lịch, thương mại, dịch vụ của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Phát huy vai trò là trung tâm động lực chính, đầu mối liên kết quản lý, kinh doanh, nghiên cứu và phát triển kinh tế - xã hội, tập trung hình thành các trung tâm thương mại tài chính lớn của quốc gia (Trung tâm tài chính Bắc Sông Hồng; Trung tâm hội chợ; Trung tâm hành chính, thương mại, văn hóa Tây Hồ Tây...), các khu nghiên cứu - đào tạo công nghệ cao (Khu công nghệ cao Hòa Lạc; Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc...); Trung tâm văn hóa - lịch sử lớn (Hoàng Thành Thăng Long; Vườn Quốc gia Ba Vì...); đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa của Thủ đô Khoảng từ 65 - 70%.
Theo Quyết định 768/QĐ-TT năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, tỷ lệ đô thị hóa vùng Thủ đô đến năm 2030 đạt tỷ lệ khoảng từ 55 - 60% (riêng tỷ lệ đô thị hóa của Thủ đô Hà Nội khoảng từ 65 - 70%).
Theo Quyết định 768/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỷ lệ đô thị hóa vùng Thủ đô và Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 đạt tỷ lệ bao nhiêu %? (Hình từ Internet)
Những cơ quan nào có trách nhiệm phối hợp và tổ chức thực hiện Quyết định 768/QĐ-TTg ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ?
Theo Điều 2 Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 quy định trách nhiệm phối hợp và tổ chức thực hiện của các cơ quan như sau:
- Ban Chỉ đạo Quy hoạch và Đầu tư xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội: Chủ trì và chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý và các cơ chế, chính sách phát triển Vùng Thủ đô Hà Nội, trình Chính phủ xem xét, quyết định; chủ trì và đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương quản lý và triển khai thực hiện theo Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 (Quy hoạch).
- Bộ Xây dựng: Chủ trì tổ chức công bố quy hoạch sau khi Quy hoạch được phê duyệt; rà soát, Điều chỉnh và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy hoạch; chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh trong Vùng định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện Quy hoạch; đề xuất danh Mục các quy hoạch xây dựng nhằm triển khai cụ thể hóa Quy hoạch trình Thủ tướng xem xét quyết định. Tiếp tục nghiên cứu mô hình quản lý Vùng để hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khác xây dựng các chính sách ưu tiên đầu tư cho các công trình hạ tầng kinh tế, xã hội trọng Điểm của Vùng.
- Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương lập kế hoạch, giải pháp, cơ chế chính sách phát triển hạ tầng về y tế, giáo dục và đào tạo nhằm giảm tải sức ép cho Thủ đô Hà Nội và chia sẻ cơ hội hưởng lợi từ dịch vụ y tế, giáo dục và đào tạo cho các tỉnh của Vùng.
- Bộ Giao thông vận tải: Tập trung triển khai các dự án hạ tầng giao thông trọng Điểm của Vùng, trong đó ưu tiên phát triển các tuyến đường sắt nội đô, nội vùng, các tuyến đường bộ cao tốc, vành đai, tuyến giao thông thủy gắn với các trung tâm logistics.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành và địa phương lập Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với Quy hoạch được duyệt; nghiên cứu đề xuất các chính sách theo hướng có lợi cho khu vực, địa Điểm có khu xử lý chất thải rắn.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương rà soát các quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê Điều theo hướng Điều chỉnh bổ sung chức năng sử dụng đất, tạo Điều kiện khai thác hiệu quả quỹ đất và cảnh quan dọc hành lang các tuyến sông để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an toàn phòng chống lũ; nghiên cứu, ban hành hướng dẫn khai thác quỹ đất khu vực hành lang ven sông.
- Bộ Nội vụ: Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương từng bước nghiên cứu rà soát, Điều chỉnh, bổ sung, các văn bản pháp luật về thể chế nhằm hỗ trợ phát triển Vùng.
- Các Bộ, ngành theo các chức năng nhiệm vụ xây dựng hoặc Điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch, các chiến lược phát triển ngành phù hợp với Quy hoạch được duyệt.
- Các tỉnh, thành căn cứ vào Quy hoạch được duyệt để Điều chỉnh các đồ án quy hoạch liên quan thuộc trách nhiệm của từng tỉnh, thành và triển khai thực hiện theo các chương trình dự án.
Mục tiêu Quyết định 768/QĐ-TTg về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
Theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 quy định mục tiêu phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 như sau:
- Đáp ứng các yêu cầu phát triển, công tác quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội có sự phân công, hợp tác, chia sẻ và liên kết giữa các địa phương trong Vùng; đảm bảo phân bổ nguồn lực quốc gia có hiệu quả; hạn chế những mặt trái của quá trình đô thị hóa đến môi trường sống, tác động của biến đổi khí hậu nhằm xây dựng Vùng phát triển thịnh vượng và có môi trường bền vững.
- Đáp ứng nhu cầu xây dựng đồng bộ và hiện đại hệ thống mạng lưới hạ tầng kỹ thuật và xã hội của Vùng, tạo Điều kiện cho các đô thị tiếp tục phát huy vai trò là những hạt nhân tạo động lực thúc đẩy phát triển cho các khu vực xung quanh về kinh tế, văn hóa - xã hội; phát triển cân bằng giữa đô thị và nông thôn; bảo đảm quốc phòng - an ninh.
- Làm cơ sở cho lập và Điều chỉnh các quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng dọc tuyến đường vành đai, cao tốc liên tỉnh, các vùng và khu chức năng đặc thù, quy hoạch chung các đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật; là cơ sở lập dữ liệu phục vụ công tác quản lý, đề xuất cơ chế chính sách và mô hình quản lý Vùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?
- 06 nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính? Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ?
- Tải về mẫu quyết định thưởng lương tháng 13? Công ty có nghĩa vụ thưởng lương tháng 13 cho người lao động?