Theo quy định pháp luật rừng trồng cao su có được chi trả dịch vụ môi trường rừng không? Ai phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng?
Ai phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng?
Tại Điều 57 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng gồm:
- Cơ sở sản xuất thủy điện được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp.
- Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp.
- Cơ sở sản xuất công nghiệp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp, bao gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc các ngành nghề theo quy định hiện hành.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quy định tại điểm d khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp thực hiện chi trả trực tiếp theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Nghị định này, bao gồm: các hoạt động dịch vụ lữ hành, vận tải khách du lịch, lưu trú du lịch, dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, tham quan, quảng cáo và các dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch trong phạm vi khu rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng.
- Đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thí điểm đến hết năm 2020, tổng kết, trình Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, hình thức chi trả, mức chi trả, quản lý, sử dụng tiền chi trả dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng.
- Cơ sở nuôi trồng thủy sản quy định tại điểm e khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp là doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản hoặc doanh nghiệp liên kết với các hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản thực hiện chi trả trực tiếp quy định tại khoản 1 Điều 58 của Nghị định này.
Ai phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng?
Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng theo hình thức nào?
Tại Điều 58 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định hình thức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng như sau:
- Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại điểm a, điểm c khoản 3 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp được thực hiện trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận tự nguyện.
- Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp áp dụng trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng không thỏa thuận được hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng theo hình thức chi trả trực tiếp.
Theo quy định pháp luật rừng trồng cao su có được chi trả dịch vụ môi trường rừng không?
Về vấn đề của anh được nêu tại khoản 1 Điều 62 Luật Lâm nghiệp 2017:
"Điều 62. Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng
1. Rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng khi đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật này và cung ứng một hoặc một số dịch vụ môi trường rừng quy định tại Điều 61 của Luật này.
2. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
3. Thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng bằng tiền thông qua hình thức chi trả trực tiếp hoặc chi trả gián tiếp.
4. Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là một yếu tố trong giá thành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng.
5. Bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, công bằng; phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên."
Tại khoản 3 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 và Điều 61 Luật Lâm nghiệp 2017 có nêu:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
3. Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên."
"Điều 61. Các loại dịch vụ môi trường rừng
1. Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối.
2. Điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội.
3. Hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh.
4. Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch.
5. Cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước từ rừng và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng để nuôi trồng thủy sản."
Theo đó, rừng cao su trong trường hợp anh đề cập nếu đáp ứng được điều kiện tại khoản 3 Điều 2 về khái niệm của rừng và có cung ứng một hoặc một số dịch vụ môi trường tại Điều 61 trên thì sẽ được chi trả dịch vụ môi trường rừng. Để xác định chính xác thì anh phải dựa vào tình hình thực tế của mình để đối chiếu một cách chính xác nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có giấy hẹn đăng ký xe ô tô có được tham gia giao thông? Mức phạt cao nhất khi tham gia giao thông mà chưa có giấy đăng ký xe?
- Cá nhân không có đủ tiền để nộp tiền sử dụng đất nhưng có quyết định giao đất thì có bị thu hồi không?
- Mục đích sử dụng của nhà chung cư theo Luật mới? Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp?
- Khi cưỡng chế thu hồi đất mà người có tài sản không đến nhận thì cơ quan có thẩm quyền có bán tài sản đó được không?
- Các bên khi giao dịch mua bán nhà ở có được thỏa thuận về thời hạn bên mua được sở hữu nhà ở không?