Theo quy định pháp luật hiện nay, bộ đội phục viên thì có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội hay không?
Bộ đội phục viên có được ưu tiên khi thi tuyển công chức xã không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 thì:
"3. Quân nhân chuyên nghiệp phục viên:
a) Được trợ cấp tạo việc làm, trợ cấp phục viên một lần; được bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội hoặc nhận trợ cấp một lần từ quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
b) Đủ 15 năm phục vụ tại ngũ trở lên, khi ốm đau được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở quân y theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
c) Được ưu tiên cộng điểm trong thi tuyển công chức, viên chức;
d) Được hưởng chế độ, chính sách quy định tại điểm c khoản 1 Điều này."
Như vậy, bộ đội phục viên sẽ được ưu tiên cộng điểm khi thi tuyển công chức xã.
Bộ đội phục viên
Mức trợ cấp tạo việc làm đối với bộ đội phục viên là bao nhiêu?
Tại Điều 4 Nghị định 151/2016/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp phục viên như sau:
"Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp phục viên theo điểm a, c khoản 3 Điều 40 của Luật, được quy định như sau:
1. Được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm phục viên; được hỗ trợ đào tạo nghề hoặc giới thiệu việc làm tại các tổ chức giới thiệu việc làm của các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức kinh tế - xã hội khác.
2. Được hưởng trợ cấp phục viên một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi phục viên.
3. Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
4. Được ưu tiên cộng điểm trong thi tuyển hoặc xét tuyển công chức theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; hoặc được ưu tiên khi xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức."
Theo đó, bộ đội phục viên sẽ được trợ cấp việc làm bằng 6 tháng tiền lương cơ sở.
Bộ đội phục viên có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội không?
Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định những người lao động trong nước bắt buộc đóng BHXH, cụ thể như sau:
"1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động."
Như vậy, anh làm phục viên quân đội không bắt buộc phải đóng BHXH. Nhưng anh có thể đóng BHXH tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất khi đủ điều kiện hưởng.
Theo quy định pháp luật hiện nay, bộ đội phục viên thì có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội hay không?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình bến là gì? Khi lựa chọn kết cấu công trình bến cảng thủy nội địa cần chú ý những gì?
- Giá điện sinh hoạt TPHCM 2024 là bao nhiêu? Bảng giá điện sinh hoạt TPHCM 2024 mới từ 11/10/2024 thế nào?
- Mẫu nhận xét năng lực đặc thù về tính toán của học sinh tiểu học? Lộ trình đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27 ra sao?
- Hướng dẫn cách tích hợp cà vẹt xe vào VNeID chọn được màu biển số mới nhất 2024? chi tiết cách tích hợp ra sao?
- Làm sai lệch nội dung thẻ căn cước có phải hành vi bị nghiêm cấm? Nếu có thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?