Theo quy định mới nhất, từ 1/7/2024, người là thành viên hợp tác xã sẽ có những nghĩa vụ nào?
- Theo quy định mới nhất, từ 1/7/2024, người là thành viên hợp tác xã sẽ có những nghĩa vụ nào?
- Thẩm quyền của Đại hội thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo tổ chức quản trị đầy đủ như thế nào?
- Thành viên liên hiệp HTX không thực hiện góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong Điều lệ sẽ ra sao?
Theo quy định mới nhất, từ 1/7/2024, người là thành viên hợp tác xã sẽ có những nghĩa vụ nào?
Căn cứ theo Điều 32 Luật Hợp tác xã 2023 quy định nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã như sau:
(1) Thành viên chính thức có nghĩa vụ sau đây:
- Góp đủ, đúng thời hạn phần vốn góp đã cam kết theo quy định của Điều lệ;
- Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã đã đăng ký hoặc góp sức lao động theo thỏa thuận với hợp tác xã;
- Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã trong phạm vi phần vốn góp vào hợp tác xã;
- Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã theo quy định của pháp luật và Điều lệ;
- Tuân thủ tôn chỉ, mục đích, Điều lệ, quy chế của hợp tác xã, nghị quyết Đại hội thành viên và quyết định của Hội đồng quản trị đối với tổ chức quản trị đầy đủ hoặc Giám đốc đối với tổ chức quản trị rút gọn;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
(2) Thành viên liên kết góp vốn có nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, d, đ và e khoản 1 Điều 32 Luật Hợp tác xã 2023.
(3) Thành viên liên kết không góp vốn có nghĩa vụ sau đây:
- Nộp phí thành viên theo quy định của Điều lệ. Phí thành viên không phải là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Phí và lệ phí 2015.
- Nghĩa vụ quy định tại các điểm b, d, đ và e khoản 1 Điều 32 Luật Hợp tác xã 2023.
Theo quy định mới nhất, từ 1/7/2024, người là thành viên hợp tác xã sẽ có những nghĩa vụ nào? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền của Đại hội thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo tổ chức quản trị đầy đủ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 64 Luật Hợp tác xã 2023 quy định thẩm quyền của Đại hội thành viên theo tổ chức quản trị đầy đủ gồm:
- Thông qua định hướng phát triển của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; sửa đổi, bổ sung Điều lệ; báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; báo cáo tài chính hằng năm; phương án sản xuất, kinh doanh.
- Thông qua phương án phân phối thu nhập và xử lý khoản lỗ, khoản nợ; tỷ lệ trích lập quỹ chung không chia và quỹ khác; phương án thù lao, tiền lương, tiền công, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác cho thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên Ban kiểm soát, người giữ chức danh quản lý, chuyên môn khác và người lao động.
- Thông qua việc đầu tư hoặc bán tài sản chung được chia có giá trị bằng hoặc lớn hơn 20% tổng giá trị tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất; việc đầu tư hoặc bán tài sản chung không chia.
- Thông qua việc góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, liên danh, liên kết; tham gia vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khác, tổ chức đại diện.
- Thông qua việc tăng, giảm vốn điều lệ, vốn góp tối thiểu; việc huy động vốn; việc trả lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp; kết quả định giá tài sản và tài sản chung không chia; quy chế quản lý, sử dụng tài sản và quỹ.
- Thông qua tổ chức quản trị; quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; quyết định số lượng thành viên Hội đồng quản trị, số lượng thành viên Ban kiểm soát, số lượng người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; việc tổ chức lại, giải thể, phá sản hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát; người đại diện theo pháp luật. Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm hoặc ủy quyền cho Hội đồng quản trị bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Thông qua chủ trương Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc thuê Giám đốc (Tổng giám đốc).
- Quyết định lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập.
- Thẩm quyền khác do Đại hội thành viên quyết định nhưng không trái với quy định của Luật Hợp tác xã 2023 và pháp luật có liên quan.
Thành viên liên hiệp HTX không thực hiện góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong Điều lệ sẽ ra sao?
Căn cứ Điều 37 Luật Hợp tác xã 2023 quy định như sau:
Chấm dứt tư cách thành viên liên hiệp hợp tác xã
1. Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên chính thức bao gồm:
...
e) Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên không thực hiện góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong Điều lệ.
2. Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên liên kết góp vốn theo quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều này.
3. Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên liên kết không góp vốn bao gồm:
a) Các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này;
b) Không nộp phí thành viên theo quy định của Điều lệ.
4. Thẩm quyền quyết định chấm dứt tư cách thành viên, giải quyết quyền, nghĩa vụ đối với thành viên trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên thực hiện theo quy định của Luật này và Điều lệ.
Vậy, thành viên liên hiệp hợp tác xã không thực hiện góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong Điều lệ tại thời điểm cam kết góp đủ vốn sẽ bị chấm dứt tư cách thành viên liên hiệp hợp tác xã.
Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực từ 1/7/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?