Theo quy định hiện nay nội dung giám sát chương trình đầu tư công gồm những gì được thực hiện như thế nào?
- Nội dung giám sát của chủ chương trình gồm những gì?
- Nội dung giám sát của cơ quan chủ quản và người có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình thực hiện như thế nào?
- Nội dung giám sát của chủ dự án thành phần được quy định như thế nào?
- Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công thực hiện như thế nào?
Nội dung giám sát của chủ chương trình gồm những gì?
Theo Điều 44 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về việc nội dung giám sát của chủ chương trình cụ thể như sau:
“Điều 44. Nội dung giám sát của chủ chương trình
Chủ chương trình tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình thực hiện chương trình và báo cáo nội dung sau:
1. Việc quản lý thực hiện chương trình: Lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết triển khai chương trình; thực hiện và điều chỉnh kế hoạch triển khai chương trình.
2. Tình hình thực hiện chương trình: Tiến độ thực hiện các mục tiêu của chương trình; tổng hợp tình hình thực hiện dự án thành phần thuộc chương trình; giá trị khối lượng thực hiện.
3. Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư: Việc huy động vốn cho chương trình; giải ngân; nợ đọng vốn xây dựng cơ bản (nếu có).
4. Năng lực tổ chức thực hiện dự án thành phần thuộc chương trình và việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư của chủ dự án thành phần.
5. Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.”
Theo đó, chủ chương trình thực hiện giám sát bao gồm những nội dung sau:
- Việc quản lý thực hiện chương trình: Lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết triển khai chương trình; thực hiện và điều chỉnh kế hoạch triển khai chương trình.
- Tình hình thực hiện chương trình: Tiến độ thực hiện các mục tiêu của chương trình; tổng hợp tình hình thực hiện dự án thành phần thuộc chương trình; giá trị khối lượng thực hiện.
- Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư: Việc huy động vốn cho chương trình; giải ngân; nợ đọng vốn xây dựng cơ bản (nếu có).
- Năng lực tổ chức thực hiện dự án thành phần thuộc chương trình và việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư của chủ dự án thành phần.
- Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
Nội dung giám sát chương trình đầu tư công
Nội dung giám sát của cơ quan chủ quản và người có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình thực hiện như thế nào?
Theo Điều 45 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về việc nội dung giám sát của cơ quan chủ quản và người có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình cụ thể như sau:
(1) Nội dung theo dõi:
- Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của chủ chương trình, chủ dự án thành phần thuộc chương trình theo quy định;
- Tổng hợp tình hình thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt các dự án thuộc chương trình;
- Tổng hợp tình hình thực hiện chương trình: Tiến độ thực hiện các mục tiêu của chương trình; thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, giải ngân; khó khăn, vướng mắc, phát sinh chính ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình và kết quả xử lý;
- Việc chấp hành các biện pháp xử lý của chủ chương trình, chủ dự án thành phần;
- Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
(2) Nội dung kiểm tra:
- Việc quản lý thực hiện chương trình của chủ chương trình và việc quản lý thực hiện dự án thành phần thuộc chương trình của chủ dự án thành phần;
- Việc chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện của các cơ quan, đơn vị liên quan.
Nội dung giám sát của chủ dự án thành phần được quy định như thế nào?
Theo Điều 46 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về việc nội dung giám sát của chủ dự án thành phần cụ thể như sau:
“Điều 46. Nội dung giám sát của chủ dự án thành phần
1. Nội dung theo dõi:
a) Tổng hợp tình hình thực hiện dự án thành phần thuộc chương trình: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; thực hiện dự án đầu tư; thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, giải ngân; khó khăn, vướng mắc, phát sinh và kết quả xử lý;
b) Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
2. Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra nội dung liên quan đến tổ chức thực hiện và quản lý dự án thành phần thuộc chương trình;
b) Việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư và năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư;
c) Việc chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện của chủ đầu tư.”
Theo đó, chủ dự án thành phần thực hiện giám sát:
Đối với nội dung theo dõi gồm:
- Tổng hợp tình hình thực hiện dự án thành phần thuộc chương trình: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; thực hiện dự án đầu tư; thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, giải ngân; khó khăn, vướng mắc, phát sinh và kết quả xử lý;
- Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
Đối với nội dung kiểm tra gồm:
- Kiểm tra nội dung liên quan đến tổ chức thực hiện và quản lý dự án thành phần thuộc chương trình;
- Việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư và năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư;
- Việc chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện của chủ đầu tư.
Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công thực hiện như thế nào?
Theo Điều 47 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về việc nội dung giám sát của chủ dự án thành phần cụ thể như sau:
(1) Đối với nội dung theo dõi gồm:
- Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của chủ chương trình, chủ dự án thành phần theo quy định;
- Tổng hợp tình hình thực hiện chương trình: Tiến độ thực hiện mục tiêu của chương trình; thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, giải ngân; khó khăn, vướng mắc, phát sinh chính ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình và kết quả xử lý;
- Việc chấp hành biện pháp xử lý của chủ chương trình, chủ dự án thành phần;
- Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
(2) Đối với nội dung kiểm tra gồm:
- Việc chấp hành quy định trong việc lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án thuộc chương trình và quyết định điều chỉnh dự án thuộc chương trình (nếu có);
- Việc quản lý và thực hiện chương trình của cơ quan chủ quản, chủ chương trình và chủ dự án thành phần;
- Việc xử lý và chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện của các cơ quan, đơn vị liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?