Theo quy định hiện hành, trách nhiệm giám sát và đánh giá dự án PPP quy định như thế nào? Nội dung giám sát dự án PPP gồm những gì?
Trách nhiệm giám sát dự án PPP quy định như thế nào?
Theo Điều 56 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm giám sát dự án PPP như sau:
(1) Cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP và nhà đầu tư tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra quá trình đầu tư dự án theo nội dung được phê duyệt và hợp đồng dự án.
(2) Người có thẩm quyền phê duyệt dự án, cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc thẩm quyền. Việc kiểm tra được thực hiện như sau:
- Kiểm tra ít nhất một lần đối với các dự án do mình phê duyệt;
- Kiểm tra khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng vốn đầu tư.
(3) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc phạm vi quản lý.
(4) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cơ quan có thẩm quyền và người có thẩm quyền phê duyệt dự án quyết định tổ chức kiểm tra dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất.
Trách nhiệm giám sát và đánh giá dự án PPP
Đánh giá dự án PPP thực hiện như thế nào?
Theo Điều 61 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về việc đánh giá dự án PPP như sau:
(1) Việc đánh giá dự án được thực hiện như sau:
- Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, phải thực hiện đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động;
- Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác theo quy định của pháp luật về PPP phải thực hiện đánh giá kết thúc và đánh giá tác động;
- Ngoài các quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền phê duyệt dự án và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư quyết định thực hiện đánh giá khác quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này khi cần thiết.
(2) Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá dự án:
- Cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết thúc;
- Người có thẩm quyền phê duyệt dự án chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá đột xuất, đánh giá tác động;
- Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư thực hiện các loại đánh giá theo kế hoạch và đánh giá đột xuất dự án thuộc phạm vi quản lý.
(3) Nội dung đánh giá dự án PPP thực hiện theo quy định tại Điều 73 của Luật Đầu tư công.
Nội dung giám sát dự án PPP gồm những gì?
Nội dung giám sát dự án PPP được quy định từ Điều 57 Nghị định 29/2021/NĐ-CP đến Điều 60 Nghị định 29/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Nội dung giám sát của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP
(1) Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Hợp đồng dự án và báo cáo các nội dung sau:
- Tiến độ thực hiện hợp đồng dự án theo các mốc thời gian;
- Tình hình thực hiện dự án đầu tư: tiến độ thực hiện; khối lượng và giá trị khối lượng thực hiện; chất lượng công việc;
- Tình hình thực hiện huy động vốn đầu tư để thực hiện dự án (vốn nhà nước, vốn chủ sở hữu, vốn vay);
- Doanh thu thực tế của dự án; giá trị phần doanh thu tăng mà doanh nghiệp dự án chia sẻ với nhà nước (nếu có); giá trị phần doanh thu giảm mà Nhà nước đã hoặc dự kiến thanh toán cho doanh nghiệp dự án (nếu có);
- Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng dự án và việc xử lý theo thẩm quyền;
- Đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
(2) Cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra và báo cáo nội dung sau:
- Việc lựa chọn nhà đầu tư; đàm phán, ký kết Hợp đồng dự án;
- Tổng hợp tình hình thực hiện các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này;
- Dự báo về các chi phí phát sinh cho phía Nhà nước trong giai đoạn 03, 05 năm tới kể từ năm báo cáo;
- Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng dự án và việc xử lý theo thẩm quyền;
- Đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
Nội dung giám sát của cơ quan có thẩm quyền và người có thẩm quyền phê duyệt dự án
- Theo dõi, kiểm tra việc lựa chọn nhà đầu tư, ký kết Hợp đồng dự án.
- Theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện Hợp đồng dự án.
Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư
- Theo dõi, kiểm tra việc công bố dự án.
- Tổng hợp tình hình thực hiện lựa chọn nhà đầu tư, đàm phán, ký kết hợp đồng dự án.
- Tổng hợp tình hình thực hiện Hợp đồng dự án.
- Kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư của các bên ký kết Hợp đồng dự án trong việc thực hiện Hợp đồng dự án.
- Theo dõi, kiểm tra các nội dung khác theo quy định tại Điều 86 và Điều 87 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án PPP theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Như vậy, trên đây là những quy định về trách nhiệm giám sát, đánh giá và nội dung giám của dự án PPP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?