Theo quy định của pháp luật giáo viên nghỉ thai sản có được tính hưởng phụ cấp ưu đãi hay không?
Mức hưởng chế độ thai sản cho giáo viên như thế nào?
Căn cứ theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định về mức hưởng chế độ thai sản, như sau:
- Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
+ Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
+ Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
+ Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.
Theo đó, theo quy định trên khi lao động nữ sinh con sẽ được nghỉ 6 tháng. Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ hưởng thai sản. Như thông tin chị cung cấp, chị sẽ được nghỉ 6 tháng hưởng chế độ khi sinh con. Do chị không cung cấp mức lương cụ thể cho nên mức hưởng thai sản mỗi tháng của chị sẽ bằng 100% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi chị nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Chế độ thai sản
Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con không?
Căn cứ tại Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định về lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con, cụ thể:
"Điều 40. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con
1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;
b) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
2. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này."
Theo đó, lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con khi đảm bảo các điều kiện như quy định trên.
Theo quy định của pháp luật giáo viên nghỉ thai sản có được tính hưởng phụ cấp ưu đãi hay không?
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 2 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC ghi nhận hướng dẫn như sau:
“I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG
[...]
2. Điều kiện áp dụng
[...]
b) Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian sau:
- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
- Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;
- Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.
[...]”.
Theo quy định trên giáo viên không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian sau:
- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
- Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;
- Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.
Theo Công văn 223/NGCBQLGD-CSNGCB năm 2019 giải thích về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên trong thời gian nghỉ thai sản như sau:
Chế độ phụ cấp ưu đãi của nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập được quy định tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập, Hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 23/01/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính. Theo đó, thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi gồm: Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng; thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên, thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành; thời gian bị đình chỉ giảng dạy.
- Đối với giáo viên trong thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ Bảo hiểm xã hội hiện hành (06 tháng) thì không được hưởng phụ cấp ưu đãi; còn trong thời gian nghỉ thai sản (06 tháng) giáo viên này được hưởng chế độ theo Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13; Hướng dẫn tại Thông tư số 59/2015/TT-BGDĐT ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Về chế độ lương của nhà giáo được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và các văn bản hướng dẫn Nghị định này cũng như các quy định của Luật Lao động. Theo đó, nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục được hưởng lương và phụ cấp (nếu có) 12 tháng/năm theo quy định hiện hành (trừ thời gian xin nghỉ không lương)
Về chế độ phụ cấp ưu đãi: Để được hưởng phụ cấp ưu đãi thì nhà giáo phải trực tiếp giảng dạy; với cán bộ quản lý (hiệu trưởng/phó hiệu trưởng) phải dạy đủ số tiết theo quy định. Phụ cấp này được hưởng 12 tháng/năm (kể cả 02 tháng hè). Nếu trong năm học giáo viên không tham gia giảng dạy; cán bộ quản lý (hiệu trưởng phó hiệu trưởng) không dạy hoặc dạy không đủ số tiết theo quy định thì không được hưởng phụ cấp ưu đãi trong năm học đó (bao gồm cả 02 tháng nghỉ hè).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?