Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư được quy định như thế nào?
- Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư được quy định như thế nào?
- Công tác chuẩn bị tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư như thế nào?
- Theo Nghị định hướng dẫn Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trình tự tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư ra sao?
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư được quy định như thế nào?
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư được quy định tại Điều 33 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022:
Theo đó: Hội nghị của cộng đồng dân cư được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần vào thời gian cuối năm.
- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm triệu tập, chủ trì Hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư. Thành phần tham dự hội nghị là đại diện của toàn thể các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố.
- Tại hội nghị, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm báo cáo với Nhân dân về tình hình của cộng đồng dân cư, kết quả thực hiện các nội dung đã được cộng đồng dân cư bàn và quyết định.
Đại diện Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố báo cáo, cung cấp thông tin về tình hình, kết quả thực hiện dân chủ ở thôn, tổ dân phố và trên địa bàn cấp xã.
Thành viên Ban Thanh tra nhân dân được bầu tại thôn, tổ dân phố báo cáo, cung cấp thông tin về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, xem xét, xác minh theo kiến nghị của Nhân dân trên địa bàn.
- Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư.
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Công tác chuẩn bị tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư như thế nào?
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, công tác chuẩn bị tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư được quy định tại Điều 10 Nghị định 59/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố xây dựng Kế hoạch tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư.
(2) Nội dung Kế hoạch tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư gồm:
- Thời gian, địa điểm
- Nội dung hội nghị
- Tổ chức thực hiện.
(3) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố, Trưởng ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn trực tiếp hoặc phân công thành viên chuẩn bị báo cáo trình bày tại Hội nghị.
(4) Kế hoạch tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư được gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn để báo cáo, thống nhất trước khi thực hiện.
Theo Nghị định hướng dẫn Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trình tự tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư ra sao?
Nghị định hướng dẫn Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 là Nghị định 59/2023/NĐ-CP.
Trình tự tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư được quy định tại Điều 11 Nghị định 59/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
A. Triệu tập hội nghị định kỳ của thôn, tổ dân phố
(1) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thông báo triệu tập hội nghị định kỳ của thôn, tổ dân phố.
Thông báo triệu tập nêu rõ thời gian, địa điểm, nội dung tổ chức hội nghị định kỳ của thôn, tổ dân phố; thành phần triệu tập tham dự hội nghị.
(2) Thành phần tham dự hội nghị định kỳ là đại diện các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố quyết định việc mời đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan tham dự hội nghị.
(3) Thông báo triệu tập phải được gửi trực tiếp tới hộ gia đình chậm nhất 05 ngày trước ngày tổ chức hội nghị bằng văn bản hoặc qua hệ thống truyền thanh của thôn, tổ dân phố, qua ứng dụng mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật do thôn, tổ dân phố thống nhất thiết lập.
Trường hợp cần thiết, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thông báo trực tiếp tới hộ gia đình.
B. Trình tự tổ chức hội nghị định kỳ
Bước 1: Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và nội dung hội nghị, giới thiệu thư ký hội nghị.
Thư ký hội nghị có trách nhiệm ghi biên bản tại hội nghị.
Bước 2: Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trình bày báo cáo về tình hình của thôn, tổ dân phố, kết quả thực hiện các nội dung đã được cộng đồng dân cư bàn và quyết định.
Bước 3: Đại diện Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố trình bày báo cáo, cung cấp thông tin về tình hình, kết quả thực hiện dân chủ ở thôn, tổ dân phố và trên địa bàn cấp xã.
Bước 4: Thành viên Ban Thanh tra nhân dân được bầu tại thôn, tổ dân phố trình bày báo cáo về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, xem xét, xác minh theo kiến nghị của Nhân dân trên địa bàn.
Bước 5: Đại diện các hộ gia đình thảo luận, tham gia ý kiến, đề xuất, kiến nghị.
Bước 6: Thông tin, trao đổi, tiếp thu và giải trình ý kiến, đề xuất, kiến nghị của cộng đồng dân cư đối với các nội dung thuộc thẩm quyền.
Bước 7: Thông qua các nội dung được trình bày tại hội nghị.
Bước 8: Biểu dương cá nhân, hộ gia đình có thành tích trong việc thực hiện các hoạt động của cộng đồng dân cư.
Bước 9: Kết luận hội nghị.
Sau khi kết thúc hội nghị, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản kết quả hội nghị gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?