Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đâu là nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn?
- Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đâu là nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn?
- Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đâu là nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn?
Căn cứ tại Điều 38 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 thì nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn như sau:
(1) Kiểm tra việc thực hiện các quyết định đã được Nhân dân bàn và quyết định; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở của chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
(2) Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.
(3) Yêu cầu chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan để phục vụ việc xác minh, kiểm tra, giám sát.
(4) Xem xét, xác minh vụ việc cụ thể theo kiến nghị của công dân, cộng đồng dân cư.
(5) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố khắc phục hạn chế, thiếu sót được phát hiện qua việc kiểm tra, giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, công dân; biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý.
(6) Tham dự các cuộc họp của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã có nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.
(7) Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của công dân, cộng đồng dân cư và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến phạm vi kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đâu là nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn? (Hình từ Internet)
Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được quy định như thế nào?
Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được quy định tại Điều 39 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, cụ thể như sau:
(1) Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động.
(2) Căn cứ vào chương trình hành động và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Ban Thanh tra nhân dân xây dựng phương hướng, nội dung kế hoạch hoạt động của mình theo từng quý, 06 tháng và hằng năm.
(3) Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm định kỳ báo cáo hoặc báo cáo khi có yêu cầu về hoạt động của mình với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã. Ban Thanh tra nhân dân được mời tham dự cuộc họp của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.
Trách nhiệm trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Trách nhiệm trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được quy định tại Điều 40 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, cụ thể như sau:
(1) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
- Thông báo cho Ban Thanh tra nhân dân về những chính sách, pháp luật chủ yếu liên quan đến tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã; các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương;
- Cung cấp thông tin hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Ban Thanh tra nhân dân;
- Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân, thông báo kết quả giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị;
- Thông báo cho Ban Thanh tra nhân dân kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn cấp xã;
- Xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, người có hành vi trả thù, trù dập thành viên Ban Thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật.
(2) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có trách nhiệm sau đây:
- Hướng dẫn việc tổ chức hội nghị của cộng đồng dân cư ở thôn, tổ dân phố để bầu hoặc cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân;
- Công nhận kết quả bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân;
+ Tổ chức cuộc họp của Ban Thanh tra nhân dân để bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên;
+ Thông báo kết quả bầu và thành phần Ban Thanh tra nhân dân đến Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp và Nhân dân ở địa phương;
- Hướng dẫn Ban Thanh tra nhân dân xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung công tác;
+ Xem xét báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân;
+ Tham gia hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân khi xét thấy cần thiết;
- Xác nhận biên bản, kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân; đôn đốc việc giải quyết kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân;
- Động viên Nhân dân ở địa phương ủng hộ, phối hợp, tích cực hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân;
- Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân. Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước theo dự toán, kế hoạch hằng năm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, do ngân sách nhà nước cấp xã bảo đảm.
(3) Chính phủ quy định chi tiết tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giờ đẹp cúng rước ông bà về ăn Tết năm 2025? Cách cúng mời ông bà về ăn Tết Nguyên Đán năm 2025? Cúng rước ông bà gồm những món gì
- Mùng 4 Tết Âm lịch là ngày mấy dương lịch? Mùng 4 Tết Âm lịch là thứ mấy? Tết Âm lịch Ất Tỵ có bắn pháo hoa không?
- Chi tiết lịch nghỉ Tết ngân hàng Sacombank 2025? Trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong bảo vệ quyền lợi của khách hàng?
- Lịch nghỉ Tết Techcombank 2025 như thế nào? Tỷ lệ khấu trừ của tài sản bảo đảm của ngân hàng mới nhất?
- Lịch nghỉ Tết ngân hàng VPBank 2025 mới nhất? Đi làm dịp tết Âm lịch 2025 được trả lương thế nào?