Theo Luật Di sản văn hóa hiện hành, phát hiện và giao nộp tài sản bị chôn giấu thì có được khen thưởng không? Cơ quan nào có trách nhiệm tiếp nhận?
Cá nhân có trách nhiệm gì khi phát hiện ra tài sản bị chôn giấu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định về việc tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm có trách nhiệm bảo vệ, giữ nguyên hiện trạng và thông báo kịp thời, đầy đủ các thông tin có liên quan với các cơ quan, người có thẩm quyền sau đây:
- Cơ quan quân sự nơi gần nhất đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm thuộc khu vực quân sự.
- Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan công an nơi gần nhất đối với tài sản bị chôn giấu không thuộc khu vực quân sự.
- Cảng vụ hàng hải hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi gần nhất đối với tài sản bị chìm đắm không thuộc khu vực quân sự.
Tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm chịu trách nhiệm về thông tin đã thông báo.
Cơ quan nào có trách nhiệm tiếp nhận thông tin về việc có tài sản bị chôn giấu được tìm thấy?
Căn cứ theo khoản 2 và 3 Điều 21 Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định cơ quan nhà nước và ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận thông tin về việc tìm thấy, phát hiện tài sản bị chôn, vùi lấp như sau:
- Cơ quan nhà nước tiếp nhận thông tin có trách nhiệm:
+ Lập biên bản có đầy đủ chữ ký của đại diện tổ chức, cá nhân đã thông báo thông tin và đại diện cơ quan tiếp nhận thông tin; tổ chức, cá nhân thông báo thông tin giữ một bản để làm cơ sở giải quyết quyền lợi về sau.
+ Kiểm tra tính chính xác của thông tin đã tiếp nhận.
+ Báo cáo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ quan nhà nước tiếp nhận thông tin đóng trụ sở.
+ Tổ chức khoanh vùng, bảo vệ nguyên trạng khu vực có tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm; trường hợp tài sản bị chìm đắm ở vùng biển xa bờ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan thuộc lực lượng quốc phòng, an ninh, cơ quan quản lý hàng hải để thực hiện.
Riêng đối với tài sản chìm đắm ở nội thủy, lãnh hải thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo có tài sản chìm đắm, cơ quan nhà nước tiếp nhận thông tin có trách nhiệm báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thông báo 03 lần liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng trung ương hoặc địa phương để tìm chủ tài sản.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
+ Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan tổ chức khoanh vùng, bảo vệ nguyên trạng khu vực có tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm.
+ Báo cáo cơ quan quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 22 Nghị định này quyết định việc lập phương án thăm dò, phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm.
+ Trường hợp tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm không thuộc địa bàn quản lý thì thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm.
Theo Luật Di sản văn hóa hiện hành, phát hiện và giao nộp tài sản bị chôn giấu thì có được khen thưởng không?
Phát hiện ra nồi đồng và pho tượng cổ thì có được thưởng không? Mức thưởng là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoàn 5 Điều 30 Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định về mức thưởng như sau:
"5. Mức chi thưởng cho tổ chức cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm và tài sản bị đánh rơi, bỏ quên
a) Tổ chức, cá nhân được thưởng trong các trường hợp sau đây:
- Ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia;
- Phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên.
b) Mức tiền thưởng đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
- Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng được tính theo phương pháp lũy thoái từng Phần, cụ thể như sau:
+ Phần giá trị của tài sản đến 10 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 30%;
+ Phần giá trị của tài sản trên 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 15%;
+ Phần giá trị của tài sản trên 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 7%;
+ Phần giá trị của tài sản trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 1%;
+ Phần giá trị của tài sản trên 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 0,5%; […]"
Như vậy, khi anh phát hiện ra tài sản, cổ vật bị chôn giấu và thông báo lại với cơ quan chính quyền địa phương thì anh có thể được khen thưởng. Mức thưởng này sẽ tùy theo phần giá trị của tài sản, cổ vật mà anh tìm thấy, được tính theo phương pháp lũy thoái từng phần theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?