Theo dõi diễn biến ô nhiễm môi trường do sự cố tràn dầu trên biển được thực hiện như thế nào?
Thực hiện theo dõi diễn biến ô nhiễm môi trường do sự cố tràn dầu biển như thế nào?
Căn cứ tại Điều 14 Thông tư 33/2018/TT-BTNMT quy định thực hiện theo dõi diễn biến ô nhiễm môi trường do sự cố tràn dầu biển như sau:
- Tiến hành đo đạc, quan trắc, lấy mẫu và phân tích các thông số môi trường vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường cho phép và định kỳ đánh giá mức độ tổn thương của từng tiểu vùng.
- Tần suất đo đạc, quan trắc, lấy mẫu và phân tích các thông số môi trường vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về môi trường cho phép:
+ Đối với môi trường nước biển: 01 tuần một lần;
+ Đối với môi trường trầm tích bề mặt đáy biển: 02 tuần một lần.
- Định kỳ 15 ngày tiến hành đánh giá diễn biến ô nhiễm môi trường do sự cố tràn dầu trên biển. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục sự cố tràn dầu trên biển có trách nhiệm thực hiện báo cáo diễn biến ô nhiễm môi trường do sự cố tràn dầu trên biển.
- Theo dõi diễn biến ô nhiễm môi trường do sự cố tràn dầu trên biển được tiến hành trong vòng 30 ngày kể từ ngày báo cáo kết quả đánh giá chi tiết mức độ ô nhiễm môi trường biển do sự cố tràn dầu trên biển. Trường hợp các thông số môi trường vẫn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về môi trường cho phép thì tiến hành lập kế hoạch khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển.
Theo dõi diễn biến ô nhiễm môi trường do sự cố tràn dầu trên biển được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự điều tra, đánh giá sơ bộ mức độ ô nhiễm môi trường biển như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2018/TT-BTNMT quy định trình tự điều tra, đánh giá sơ bộ mức độ ô nhiễm môi trường biển như sau:
Bước 1: Thu thập, tổng hợp thông tin, tài liệu, dữ liệu về hiện trạng môi trường, hệ sinh thái biển.
Bước 2: Đo đạc, quan trắc, lấy và phân tích mẫu nhằm xác định nồng độ dầu trong môi trường biển.
Bước 3: Đánh giá sơ bộ mức độ ô nhiễm môi trường biển bao gồm: xác định nồng độ tổng dầu mỡ khoáng đối với môi trường nước biển và tổng hydrocacbon trong môi trường trầm tích bề mặt đáy biển; so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường hiện hành.
Bước 4: Đánh giá sơ bộ ảnh hưởng sự cố tràn dầu trên biển đối với tài nguyên sinh vật, hệ sinh thái.
Bước 5: Lập báo cáo điều tra, khảo sát, đánh giá sơ bộ mức độ ô nhiễm môi trường biển do sự cố tràn dầu trên biển.
Trình tự tiến hành điều tra, đo đạc, khảo sát chi tiết mức độ ô nhiễm môi trường như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 33/2018/TT-BTNMT quy định như sau:
Điều tra, đo đạc, khảo sát chi tiết mức độ ô nhiễm môi trường biển
1. Trình tự điều tra, khảo sát chi tiết mức độ ô nhiễm môi trường biển
a) Phân chia khu vực điều tra, đánh giá chi tiết thành các tiểu vùng căn cứ vào các tiêu chí được quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Xây dựng tuyến, điểm, lập sơ đồ mạng lưới các vị trí đo đạc, quan trắc, lấy và phân tích mẫu môi trường biển trên cơ sở bổ sung, tăng dầy các vị trí đã được xác định theo quy định tại Điều 9 Thông tư này, bảo đảm mỗi tiểu vùng có ít nhất một tuyến đo đạc, quan trắc, lấy mẫu và mật độ vị trí đo đạc, quan trắc phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn đánh giá chất lượng môi trường biển theo quy định hiện hành; quan sát, quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn, ghi chép về hiện trạng, phân tích đánh giá ảnh hưởng của dầu tràn tới tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái;
c) Lập kế hoạch đo đạc, quan trắc, lấy và phân tích mẫu môi trường biển;
d) Thực hiện kế hoạch đo đạc, quan trắc, lấy và phân tích mẫu môi trường biển theo các quy định hiện hành. Các thông số môi trường biển cần phân tích được quy định tại Khoản 3 Điều này.
2. Việc phân chia khu vực điều tra, đánh giá chi tiết thành các tiểu vùng căn cứ vào các tiêu chí sau đây:
a) Điều kiện tự nhiên, đặc điểm hình thái, địa mạo;
b) Đặc điểm tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái;
c) Các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển.
3. Các thông số môi trường nước biển; các thông số môi trường trầm tích bề mặt đáy biển do sự cố tràn dầu gây ra cần phân tích theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Như vậy theo quy định trên trình tự tiến hành điều tra, đo đạc, khảo sát chi tiết múc độ ô nhiễm môi trường như sau:
Bước 1: Phân chia khu vực điều tra, đánh giá chi tiết thành các tiểu vùng căn cứ vào các tiêu chí sau:
- Điều kiện tự nhiên, đặc điểm hình thái, địa mạo.
- Đặc điểm tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái.
- Các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển.
Bước 2: Xây dựng tuyến, điểm, lập sơ đồ mạng lưới các vị trí đo đạc, quan trắc, lấy và phân tích mẫu môi trường biển trên cơ sở bổ sung, tăng dầy các vị trí đã được xác định, bảo đảm mỗi tiểu vùng có ít nhất một tuyến đo đạc, quan trắc, lấy mẫu và mật độ vị trí đo đạc, quan trắc phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn đánh giá chất lượng môi trường biển theo quy định hiện hành; quan sát, quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn, ghi chép về hiện trạng, phân tích đánh giá ảnh hưởng của dầu tràn tới tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái.
Bước 3: Lập kế hoạch đo đạc, quan trắc, lấy và phân tích mẫu môi trường biển.
Bước 4: Thực hiện kế hoạch đo đạc, quan trắc, lấy và phân tích mẫu môi trường biển theo các quy định hiện hành. Các thông số môi trường biển cần phân tích được quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 33/2018/TT-BTNMT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?