Theo Chỉ thị số 30-CT/TU của Thành ủy Hà Nội trong đó có mục tiêu xây dựng công dân như thế nào?
- Theo Chỉ thị số 30-CT/TU của Thành ủy Hà Nội trong đó có mục tiêu xây dựng công dân như thế nào?
- Các cơ quan thực hiện các nội dung của Chỉ thị 13 ra sao?
- Nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, hợp tác phát triển, nâng cao vị thế, uy tín của Thủ đô theo Nghị quyết 15 ra sao?
Theo Chỉ thị số 30-CT/TU của Thành ủy Hà Nội trong đó có mục tiêu xây dựng công dân như thế nào?
Căn cứ theo Mục 4 Chỉ thị 30-CT/TU năm 2024 của Thành ủy Hà Nội có nêu về mục tiêu xây dựng công dân như sau:
Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên, tập trung vào một số nội dung trọng tâm sau:
- Xây dựng, bồi đắp giá trị gia đình, lấy gia đình làm nền tảng để khôi phục, kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của Thăng Long Hà Nội, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, góp phần hình thành nhân cách thế hệ trẻ Thủ đô thanh lịch, văn minh. Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong gia đình: lễ phép, lịch sự, hòa thuận, kính trên nhường dưới, nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý...; xây dựng gia đình học tập, gia đình văn hóa, ấm no, văn minh, tiến bộ và hạnh phúc.
- Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đưa nhà trường thực sự trở thành cái nôi nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách, đạo đức, lối sống....cho thế hệ trẻ Thủ đô, hướng tới hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Đề cao giáo dục đạo đức, kỹ năng sống trong nhà trường; kiên quyết ngăn chặn bạo lực và các tệ nạn học đường; nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử, văn hóa địa phương, giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong học sinh Hà Nội. Đưa môn “Hà Nội học” vào giảng dạy trong hệ thống các trường ở Thủ đô. Hoàn thiện các tiêu chí xây dựng “Trường học hạnh phúc” trên địa bàn Hà Nội.
- Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh. Mỗi công dân Thủ đô trong sinh hoạt, hoạt động đầu tư, thương mại, dịch vụ,... cần giữ gìn, có văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, thể hiện sự lịch lãm, tinh tế, thân thiện, hiếu khách, ứng xử văn minh, luôn đề cao lòng tự trọng, gìn giữ và lan tỏa chữ “tín” với các đối tác trong và ngoài nước; kiên trì xây dựng người Hà Nội cao về trí tuệ, đẹp về nhân cách, xứng đáng người dân Thủ đô, làm cho Hà Nội trở thành một “đô thị đáng sống”, điểm đến hấp dẫn về lịch sử, văn hóa và con người đối với du khách trong và ngoài nước.
- Xây dựng và gương mẫu thực hành văn hóa lãnh đạo, quản lý, văn hóa liêm chính để mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là người đứng đầu trở thành tấm gương chuẩn mực trong ứng xử, phát ngôn, giao tiếp tại công sở, gia đình, nơi cư trú và nơi công cộng; trong hoạch định chiến lược, minh bạch chính sách, thực thi công quyền, có sức cảm hóa, tập hợp, truyền cảm hứng, cổ vũ đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân.
- Xây dựng môi trường văn hóa công sở đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, văn. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức Thủ đô phải nêu gương trong giao tiếp, ứng xử, tận tâm phục vụ nhân dân, trong thực thi công vụ, mẫu mực trong gia đình và cộng đồng nơi cư trú, góp phần lan tỏa các giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội đến với người dân Thủ đô; thực hiện tốt nếp sống văn hóa nơi công sở gắn với xây dựng văn hóa tổ chức, cơ quan, đơn vị.
- Nghiên cứu, đề xuất, thực hành các sáng kiến, giải pháp tạo lập môi trường văn hóa đa dạng, phong phú, lành mạnh, nhân văn, sáng tạo; xây dựng, phát huy hiệu quả “văn hoá trên môi trường số”, khai thác tốt các giá trị tryền thống hướng tới mục tiêu xây dựng “công dân số”, “công dân toàn cầu”; thúc đẩy tái thiết đô thị đồng bộ, không chỉ kiến tạo những không gian kiến trúc cảnh quan đặc sắc, không gian văn hóa sáng tạo, điều kiện để tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật, thể thao chuyên nghiệp mang tầm vóc khu vực và quốc tế, mang đặc trưng của Thủ đô mà còn tạo nên hạ tầng, các điều kiện hỗ trợ người dân tương tác, thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh; khai thác, phát huy tối đa tài nguyên văn hóa, nguồn lực trí tuệ của đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, nghệ nhân,... trên địa bàn Thành phố; khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, yêu Hà Nội, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng xây dựng Thủ đô phát triển nhanh, bền vững, thành nơi đáng sống trong mỗi người dân Thủ đô; để mọi người có điều kiện cống hiến, thụ hưởng, phát huy nét đẹp thanh lịch, văn minh, nhất là trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hội nhập quốc tế sâu rộng, định vị bản sắc văn hóa và con người Hà Nội xứng đáng là “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, “Thành phố vì hòa bình”, “Thủ đô anh hùng”, “Thành phố sáng tạo”.
Như vậy, theo Chỉ thị số 30-CT/TU năm 2024 của Thành ủy Hà Nội trong đó có mục tiêu xây dựng "công dân số", "công dân toàn cầu".
>> Xem chi tiết Chỉ thị số 30-CT/TU năm 2024 của Thành ủy Hà Nội: Tải về
Theo Chỉ thị số 30-CT/TU của Thành ủy Hà Nội trong đó có mục tiêu xây dựng công dân như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Các cơ quan thực hiện các nội dung của Chỉ thị 13 ra sao?
Căn cứ theo Mục 5 Chỉ thị 30-CT/TU năm 2024 Tải về của Thành ủy Hà Nội có nêu các cơ quan thực hiện các nội dung của Chỉ thị 13 như sau:
- Đảng đoàn HĐND Thành phố chỉ đạo Thường trực HĐND Thành phố, các Ban HĐND Thành phố rà soát, tham mưu cơ chế, chính sách;
Quan tâm bố trí nguồn lực đảm bảo cho công tác xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Thể chế hoá trách nhiệm; tăng cường đôn đốc, giám sát việc thực hiện các nội dung Chỉ thị trên địa bàn toàn Thành phố.
Nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, hợp tác phát triển, nâng cao vị thế, uy tín của Thủ đô theo Nghị quyết 15 ra sao?
Tại Mục 6 Phần III Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 nêu rõ đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, hợp tác phát triển, nâng cao vị thế, uy tín của Thủ đô như sau:
- Đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế; chủ động và tích cực nắm bắt cơ hội, nhất là các hiệp định thương mại thế hệ mới; củng cố các mối quan hệ truyền thống, mở rộng hợp tác với các thủ đô, thành phố trên thế giới. Tăng cường đối ngoại nhân dân; tích cực tuyên truyền, thông tin đối ngoại về Thủ đô với bạn bè quốc tế và đồng bào ta ở nước ngoài.
- Nêu cao trách nhiệm "Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước", chủ động phối hợp với các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các địa phương trong cả nước và các tổ chức quốc tế trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tôn chỉ mục đích của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam là gì? Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
- Mẫu tờ trình đề nghị gia hạn hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu?
- Mẫu Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu trường đại học mới nhất?
- Đối tượng bị thiệt hại do sự cố tràn dầu trên biển gây ra? 05 bước điều tra đánh giá xác định thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển?
- Mẫu quyết định đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền mẫu?