Thêm 03 loại giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam? Việc sử dụng các loại giấy tờ có giá được quy định như thế nào?
Thế nào là lưu ký giấy tờ có giá?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2022/TT-NHNN giải thích về giấy tờ có giá như sau:
- Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
Giấy tờ có giá bao gồm: giấy tờ có giá loại ghi sổ (dưới hình thức bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử) và giấy tờ có giá loại chứng chỉ.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 16/2022/TT-NHNN:
- Lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước là hoạt động nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao và thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu giấy tờ có giá do thành viên trực tiếp lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước hoặc lưu ký tại Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (sau đây gọi tắt là VSDC) nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích liên quan đến giấy tờ có giá của người sở hữu và thực hiện một số nghiệp vụ tại Ngân hàng Nhà nước.
Thêm 03 loại giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam? Việc sử dụng các loại giấy tờ có giá được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Thêm 03 loại giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 16/2022/TT-NHNN thì các loại giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước gồm:
Điều kiện, mệnh giá và mã giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước
1. Các loại giấy tờ có giá gồm:
a) Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước;
b) Trái phiếu Chính phủ;
c) Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn:
d) Trái phiếu chính quyền địa phương được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thống đốc trong từng thời kỳ;
đ) Trái phiếu đặc biệt, trái phiếu phát hành trực tiếp cho tổ chức tín dụng bán nợ để mua nợ xấu theo giá trị thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;
e) Trái phiếu được phát hành bởi ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (trừ các ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc); trái phiếu được phát hành bởi tổ chức tín dụng (trừ các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt) và doanh nghiệp khác;
g) Các loại giấy tờ có giá khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Theo đó, những loại giấy tờ có giá được lưu ký tại ngân hàng Nhà nước được điều chỉnh bổ sung 03 loại so với Thông tư 04/2016/TT-NHNN gồm trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu đặc biệt, trái phiếu được phát hành bởi tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Ngoài ra, mệnh giá của giấy tờ có giá theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 16/2022/TT-NHNN như sau:
- Mệnh giá giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước là 100.000 VND (một trăm nghìn đồng) hoặc bội số của 100.000 VND (một trăm nghìn đồng).
Đối với giấy tờ có giấy đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý và giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, mệnh giá giấy tờ có giá được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với từng loại giấy tờ có giá.
Việc sử dụng các loại giấy tờ có giá được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 16/2022/TT-NHNN về nội dung này như sau:
Giấy tờ có giá được sử dụng trong nghiệp vụ thị trưởng tiền tệ gồm:
- Nghiệp vụ thị trường mở;
- Nghiệp vụ tái cấp vốn:
+ Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Chiết khấu giấy tờ có giả của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tin dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Các hình thức tái cấp vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
- Cầm cố giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng;
- Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức nợ rỗng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng;
- Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thanh toán tập trung
- Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức bù trở điện tử qua Hệ thống bù trừ điện tử;
- Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thực hiện các nghiệp vụ khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Giấy tờ có giá được sử dụng trong nghiệp vụ cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Giao dịch giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước giữa các thành viên bao gồm:
- Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá giữa các thành viên;
- Mua bán giấy tờ có giả giữa các thành viên.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước nhận hồ sơ, chứng từ để xử lý các yêu cầu sử dụng giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước muộn nhất đến 15 giờ 30 phút của ngày làm việc.
Sau thời điểm này các yêu cầu sử dụng giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước được xử lý vào ngày làm việc kể tiếp. Trường hợp cần kéo dài thời gian nhận hồ sơ, chứng từ, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với thành viên để thống nhất thời điểm nhận hổ sơ của ngày làm việc đó.
Thông tư 16/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 17/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?