Thẻ tài sản cố định theo Thông tư 200? Hướng dẫn cách ghi Thẻ tài sản cố định? Mục đích của Thẻ tài sản cố định?
Mẫu Thẻ tài sản cố định theo Thông tư 200 là mẫu nào?
Mẫu Thẻ tài sản cố định theo Thông tư 200 là Mẫu số S23 - DN Phụ lục 4 ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC:
TẢI VỀ Mẫu Thẻ tài sản cố định theo Thông tư 200
Mẫu Thẻ tài sản cố định theo Thông tư 200 là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Mục đích của Thẻ tài sản cố định là gì? Hướng dẫn cách ghi Thẻ tài sản cố định?
Theo hướng dẫn tại Phụ lục 4 ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC thì mục đích của việc sử dụng Thẻ tài sản cố định đó là theo dõi chi tiết từng tài sản cố định của doanh nghiệp, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng tài sản cố định.
* Cách ghi Thẻ tài sản cố định:
- Căn cứ để lập thẻ Thẻ tài sản cố định:
+ Biên bản giao nhận tài sản cố định;
+ Biên bản đánh giá lại tài sản cố định;
+ Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định;
+ Biên bản thanh lý tài sản cố định;
- Các tài liệu kỹ thuật có liên quan.
Thẻ tài sản cố định được lập cho từng đối tượng ghi tài sản cố định. Thẻ tài sản cố định dùng chung cho mọi tài sản cố định là nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, cây, con, gia súc... Thẻ tài sản cố định bao gồm 4 phần chính:
+ Ghi các chỉ tiêu chung về tài sản cố định như: tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng); số hiệu, nước sản xuất (xây dựng) ; năm sản xuất, bộ phận quản lý, sử dụng; năm bắt đầu đưa vào sử dụng, công suất (diện tích) thiết kế; ngày, tháng, năm và lý do đình chỉ sử dụng tài sản cố định.
+ Ghi các chỉ tiêu nguyên giá tài sản cố định ngay khi bắt đầu hình thành tài sản cố định và qua từng thời kỳ do đánh giá lại, xây dựng, trang bị thêm hoặc tháo bớt các bộ phận... và giá trị hao mòn đã trích qua các năm.
Cột A, B, C, 1: Ghi số hiệu, ngày, tháng, năm của chứng từ, lý do hình thành nên nguyên giá và nguyên giá của tài sản cố định tại thời điểm đó.
Cột 2: Ghi năm tính giá trị hao mòn tài sản cố định.
Cột 3: Ghi giá trị hao mòn tài sản cố định của từng năm.
Cột 4: Ghi tổng số giá trị hao mòn đã trích cộng dồn đến thời điểm vào thẻ. Đối với những tài sản cố định không phải trích khấu hao nhưng phải tính hao mòn (như tài sản cố định dùng cho sự nghiệp, phúc lợi, …) thì cũng tính và ghi giá trị hao mòn vào thẻ.
+ Ghi số phụ tùng, dụng cụ kèm theo tài sản cố định.
Cột A, B, C: Ghi số thứ tự, tên quy cách và đơn vị tính của dụng cụ, phụ tùng.
Cột 1, 2: Ghi số lượng và giá trị của từng loại dụng cụ, phụ tùng kèm theo TSCĐ.
Cuối tờ thẻ, ghi giảm tài sản cố định: Ghi số ngày, tháng, năm của chứng từ ghi giảm tài sản cố định và lý do giảm.
Lưu ý: Thẻ tài sản cố định do kế toán tài sản cố định lập, kế toán trưởng ký soát xét và giám đốc ký. Thẻ được lưu ở phòng, ban kế toán suốt quá trình sử dụng tài sản.
Doanh nghiệp có bắt buộc phải lập Thẻ tài sản cố định theo Thông tư 200 hay không?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định như sau:
Đăng ký sửa đổi Chế độ kế toán
...
2. Đối với Báo cáo tài chính
a) Doanh nghiệp căn cứ biểu mẫu và nội dung của các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính tại phụ lục 2 Thông tư này để chi tiết hoá các chỉ tiêu (có sẵn) của hệ thống Báo cáo tài chính phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị.
b) Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung mới hoặc sửa đổi biểu mẫu, tên và nội dung các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
3. Đối với chứng từ và sổ kế toán
a) Các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc), doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng theo biểu mẫu ban hành kèm theo phụ lục số 3 Thông tư này hoặc được tự thiết kế phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị nhưng phải đảm bảo cung cấp những thông tin theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
b) Tất cả các biểu mẫu sổ kế toán (kể cả các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký) đều thuộc loại không bắt buộc. Doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ theo hướng dẫn tại phụ lục số 4 Thông tư này hoặc bổ sung, sửa đổi biểu mẫu sổ, thẻ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo trình bày thông tin đầy đủ, rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát.
Theo quy định trên thì doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ theo hướng dẫn tại Phụ lục số 4 Thông tư 200 hoặc bổ sung, sửa đổi biểu mẫu sổ, thẻ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo trình bày thông tin đầy đủ, rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát.
Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không bắt buộc phải lập mẫu Thẻ tài sản cố định theo Thông tư 200 mà có thể bổ sung, sửa đổi Thẻ sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo trình bày thông tin đầy đủ, rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết bài cảm nhận về chủ đề Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng? Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày mấy?
- Các trường hợp được khai thác thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo Nghị định 154/2024 thế nào?
- Tổ chức Tết Âm lịch 2025 theo Chỉ thị 40-CT/TW như thế nào? Tết Âm lịch 2025 được nghỉ mấy ngày?
- Thẩm quyền cho phép thành lập trường trung học phổ thông tư thục? Điều kiện cho phép trường trung học hoạt động giáo dục?
- HDSD voucher 500.000 đồng tại chotet congdoan vn? Đoàn viên ngoài danh sách 200.000 đoàn viên thì có được mua hàng?