Thế nào là tư vấn nghề nghiệp, tư vấn việc làm? Nội dung tư vấn nghề nghiệp phải phù hợp với độ tuổi và trình độ người học?
Thế nào là tư vấn nghề nghiệp, tư vấn việc làm?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tư vấn nghề nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp là hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho người học về ngành, nghề đào tạo, nhu cầu lao động của xã hội đối với ngành, nghề đào tạo, giúp người học lựa chọn ngành, nghề đào tạo, trình độ đào tạo phù hợp với khả năng, sở trường và nguyện vọng của bản thân.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Tư vấn việc làm trong giáo dục nghề nghiệp là các hoạt động giúp người học nắm bắt được thông tin về việc làm từ thị trường lao động, nâng cao khả năng, cơ hội tìm việc làm phù hợp với năng lực, chuyên môn, sở trường và nguyện vọng của bản thân, người học được tư vấn miễn phí tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, tư vấn nghề nghiệp là hoạt động nâng cao nhận thức của người học về ngành, nghề đào tạo và nhu cầu lao động của xã hội đúng với ngành nghề đào tạo để người học lực chọn ngành nghề phù hợp với năng lực của mình.
Tư vấn việc làm là hoạt động giúp người học biết được thông tin về việc làm và nhu cầu của công việc đó với thị trường lao động. Qua đó, giúp người học tìm kiếm việc làm phù hợp với bản thân, năng lực.
Thế nào là tư vấn nghề nghiệp, tư vấn việc làm? Nội dung tư vấn nghề nghiệp phải phù hợp với độ tuổi và trình độ người học?
Nội dung tư vấn nghề nghiệp, tư vấn việc làm phải phù hợp với lứa tuổi và trình độ đào tạo của người học?
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện
1. Các nội dung, hoạt động của công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp đảm bảo phù hợp với lứa tuổi, nhận thức, ngành, nghề đào tạo và trình độ đào tạo của người học.
2. Hoạt động đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho người học được quy định tại Thông tư này không làm ảnh hưởng đến chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
3, Công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp phải thực hiện trên cơ sở lấy người học làm trung tâm, gắn với nhu cầu của người học và
vì lợi ích của người học; đồng thời thực hiện trên cơ sở nhu cầu từ thị trường lao động, việc làm và phát triển các kỹ năng cho người học,
4, Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ người học khởi nghiệp, xây dựng và phát triển không gian làm việc chung, không gian hỗ trợ người học khởi nghiệp.
5, Bảo đảm nhận sự thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ người học khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, khuyến khích
việc thành lập trung tâm hoặc một bộ phận thuộc các phòng chức năng nhưng không làm tăng biên chế, bộ máy để thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ người học khởi nghiệp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, khuyến khích hình thành mạng lưới chuyên gia tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp có kỹ năng, kinh nghiệm, năng động, tâm huyết với công việc.
6. Bảo đảm cung cấp chương trình, tài liệu về tư vấn nghề nghiệp, việc làm, khởi nghiệp, các kỹ năng cần thiết cho người học và đảm bảo về nguồn gốc của tài liệu.
Như vậy, hoạt động tư vấn nghề nghiệp, tư vấn việc làm phải được thực hiện theo các nguyên tắc như trên.
Trong đó, nội dung của hoạt động tư vấn nghề nghiệp, tư vấn việc làm phải phù hợp với lứa tuổi và trình độ đào tạo của người học.
Kinh phí thực hiện hoạt động tư vấn nghề nghiệp, tư vấn việc làm được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 14 Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Kinh phí và quản lý, sử dụng kinh phí
1, Kinh phí thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước cấp hằng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; từ nguồn vốn lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, đề án khác liên quan, nguồn thu hoạt động sự nghiệp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật. Việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn có liên quan. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh phí thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp được chi từ nguồn thu của cơ Sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Đơn vị thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp có thể huy động các nguồn xã hội hóa để triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, kinh phí thực hiện hoạt động tư vấn nghề nghiệp, tư vấn việc làm được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước cấp hằng năm, từ nguồn vốn lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn kinh phí khác.
Ngoài ra, đơn vị thực hiện hoạt động tư vấn nghề nghiệp, tư vấn việc làm có thể huy động nguồn kinh phí từ xã hội.
Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH sẽ có hiệu lực từ ngày 15/10/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy phép kinh doanh là gì? Mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh?
- Trường tiểu học bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi nào? Trình tự thực hiện đình chỉ hoạt động giáo dục trường tiểu học như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?