Thế chấp vay vốn tài sản chung là quyền sử dụng đất khi chồng đang ở nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào?
Người chồng đang ở nước ngoài thì có thực hiện việc công chứng hợp đồng thế chấp được không?
Tại điểm a khoản 2 Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quy định việc định đoạt tài sản chung là bất động sản của vợ chồng:
"Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình."
Theo khoản 2 Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quy định về căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng:
"Điều 24. Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng
1. Việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch được xác định theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
3. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.
Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn."
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 48 Luật Công chứng 2014 quy định về việc ký trong văn bản công chứng:
"Điều 48. Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng
1. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên.
Trong trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng."
Theo các quy định trên, trong trường hợp quyền sử dụng đất này là tài sản chung của vợ chồng, để có thể thế chấp tại ngân hàng thì phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng thể hiện ở việc cả hai vợ chồng cùng ký vào hợp đồng thế chấp; nếu không thì phải có văn bản ủy quyền của người chồng cho người vợ thì người vợ mới có thể đại diện ký hợp đồng thế chấp. Hiện tại, pháp luật không có quy định bắt buộc hợp đồng ủy quyền phải công chứng, tuy nhiên để hợp đồng ủy quyền có tính pháp lý cao và hạn chế rủi ro hợp đồng ủy quyền là giả tạo thì nên yêu cầu các bên thực hiện việc công chứng hợp đồng ủy quyền này.
Thế chấp vay vốn tài sản chung là quyền sử dụng đất khi chồng đang ở nước ngoài
Quy định pháp luật về nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng
Căn cứ Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng như sau:
- Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
- Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
- Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.
Thế chấp vay vốn tài sản chung là quyền sử dụng đất khi chồng đang ở nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
"Điều 55. Công chứng hợp đồng ủy quyền
1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.
2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền."
Theo đó, người chồng có thể lập hợp đồng ủy quyền và đến Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài để thực hiện công chứng, sau đó gửi hợp đồng ủy quyền này về Việt Nam cho người vợ và người vợ tiếp tục mang hợp đồng ủy quyền này ra tổ chức chức hành nghề công chứng nơi người vợ cư trú công chứng tiếp. Khi đã có hợp đồng ủy quyền thì người vợ sẽ có quyền đứng ra xác lập hợp đồng thế chấp với ngân hàng và hai bên có thể tiến hành việc công chứng hợp đồng thế chấp theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?