Thẻ bảo hiểm y tế bị mờ không còn thấy tên và các con số thì phải giải quyết như thế nào theo quy định pháp luật?
Thẻ bảo hiểm y tế bị mờ không còn thấy tên và các con số có đổi được không?
Căn cứ Điều 19 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định đổi thẻ bảo hiểm y tế như sau:
- Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:
+ Rách, nát hoặc hỏng;
+ Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
+ Thông tin ghi trong thẻ không đúng.
- Hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:
+ Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;
+ Thẻ bảo hiểm y tế.
- Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức bảo hiểm y tế phải đổi thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
- Người được đổi thẻ bảo hiểm y tế do thẻ bị rách, nát hoặc hỏng phải nộp phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí đổi thẻ bảo hiểm y tế.
Do đó, nếu thẻ bảo hiểm y tế của bạn bị mờ không còn thấy rõ thông tin trên thẻ thì có thể yêu cầu đổi thẻ mới.
Thẻ bảo hiểm bị y tế bị mờ có đổi được không?
Hồ sơ cần chuẩn bị khi yêu cầu đổi mới khi bị hỏng thẻ bảo hiểm y tế
Căn cứ Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 (được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020) quy định cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT như sau:
(1) Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, gộp sổ BHXH
1.1. Thành phần hồ sơ:
a) Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
b) Gộp sổ BHXH:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có).
1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
(2)Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH
2.1. Thành phần hồ sơ
a) Người tham gia
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Hồ sơ kèm theo (Mục 3,4 Phụ lục 01).
b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
2.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
(3) Ghi xác nhận thời gian đóng BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995
3.1. Thành phần hồ sơ
a) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1 -TS).
b) Hồ sơ kèm theo (Mục 1, 2 Phụ lục 01).
3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
(4) Cấp lại, đổi thẻ BHYT
4.1. Thành phần hồ sơ
a) Người tham gia
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
4.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Trên đây là các hồ sơ cần chuẩn bị, bạn có thể tham khảo.
Cấp lại bảo hiểm y tế trong bao lâu thì có?
Căn cứ Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 (được sửa đổi bởi Khoản 32 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020) quy định cấp thẻ BHYT như sau:
(1) Cấp mới: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Riêng đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
(2) Cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế
2.1. Trường hợp không thay đổi thông tin: trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định
2.2. Trường hợp thay đổi thông tin: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2.3. Trường hợp người tham gia đang điều trị tại các cơ sở KCB, thực hiện trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Trên đây là thời gian cấp mới và cấp lại thẻ bảo hiểm y tế, bạn có thể tham khảo.
Những hành vi nào bị cấm trong bảo hiểm y tế?
Căn cứ Điều 11 Luật Bảo hiểm xã hội 2008 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
- Không đóng hoặc đóng bảo hiểm y tế không đầy đủ theo quy định của Luật này.
- Gian lận, giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế.
- Sử dụng tiền đóng bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế sai mục đích.
- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế và của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế.
- Cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm y tế.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để làm trái với quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Trên đây là các hành vi bị cấm trong lĩnh vực bảo hiểm y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?