Thành viên quyết toán Hệ thống bù trừ điện tử có phải chịu trách nhiệm về số liệu tính hạn mức bù trừ điện tử đầu kỳ không?
- Thành viên quyết toán Hệ thống bù trừ điện tử phải cam kết thực hiện vay thanh toán bù trừ với Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp nào?
- Thành viên quyết toán Hệ thống bù trừ điện tử có phải chịu trách nhiệm về số liệu tính hạn mức bù trừ điện tử đầu kỳ không?
- Thành viên quyết toán có được yêu cầu điều chỉnh tăng hạn mức bù trừ điện tử tạm thời trong ngày để đáp ứng nhu cầu thanh toán không?
Thành viên quyết toán Hệ thống bù trừ điện tử phải cam kết thực hiện vay thanh toán bù trừ với Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 40/2024/TT-NHNN như sau:
Thành viên quyết toán Hệ thống bù trừ điện tử
Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử quy định về việc kết nạp (hoặc ngừng) tham gia thành viên Hệ thống bù trừ điện tử, trong đó thành viên quyết toán phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau:
...
4. Có văn bản cam kết với Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) về việc thực hiện vay thanh toán bù trừ trong trường hợp không đủ khả năng chi trả tại thời điểm quyết toán và chịu trách nhiệm toàn bộ về việc nhận nợ và hoàn trả nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi) cho Ngân hàng Nhà nước; ủy quyền vô thời hạn và không hủy ngang cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) được chủ động trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán của thành viên, trích (ghi Nợ) tài khoản ký quỹ và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá (khi thiết lập hạn mức bù trừ điện tử) để thực hiện việc quyết toán bù trừ điện tử và thực hiện nghĩa vụ chia sẻ rủi ro trong trường hợp thành viên quyết toán thiếu vốn quyết toán bù trừ không đủ khả năng trả nợ vay.
Như vậy, thành viên quyết toán Hệ thống bù trừ điện tử phải có văn bản cam kết với Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) về việc thực hiện vay thanh toán bù trừ trong trường hợp không đủ khả năng chi trả tại thời điểm quyết toán.
Trong trường hợp này, thành viên quyết toán chịu trách nhiệm toàn bộ về việc nhận nợ và hoàn trả nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi) cho Ngân hàng Nhà nước; ủy quyền vô thời hạn và không hủy ngang cho Ngân hàng Nhà nước để thực hiện việc quyết toán bù trừ điện tử:
- Chủ động trích tài khoản thanh toán của thành viên, trích tài khoản ký quỹ;
- Chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá (khi thiết lập hạn mức bù trừ điện tử);
- Thực hiện nghĩa vụ chia sẻ rủi ro trong trường hợp thành viên quyết toán thiếu vốn quyết toán bù trừ không đủ khả năng trả nợ vay.
Thành viên quyết toán Hệ thống bù trừ điện tử có phải chịu trách nhiệm về số liệu tính hạn mức bù trừ điện tử đầu kỳ không? (Hình từ Internet)
Thành viên quyết toán Hệ thống bù trừ điện tử có phải chịu trách nhiệm về số liệu tính hạn mức bù trừ điện tử đầu kỳ không?
Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 11 Thông tư 40/2024/TT-NHNN về việc thiết lập hạn mức bù trừ điện tử như sau:
Hạn mức bù trừ điện tử
Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử xây dựng và ban hành quy chế nội bộ về tổ chức và vận hành Hệ thống bù trừ điện tử, bao gồm nội dung về quy trình thiết lập, điều chỉnh và quản lý hạn mức bù trừ điện tử cho thành viên quyết toán tham gia Hệ thống bù trừ điện tử, trong đó:
1. Về thiết lập hạn mức bù trừ điện tử:
...
c) Thành viên quyết toán tự tính hạn mức bù trừ điện tử đầu kỳ và gửi đề nghị thiết lập hạn mức bù trừ điện tử đến tổ chức chủ trì bù trừ điện tử trước ngày làm việc đầu tiên của kỳ thiết lập hạn mức bù trừ điện tử. Hạn mức bù trừ điện tử đầu kỳ của mỗi thành viên quyết toán được tính trên cơ sở mức chênh lệch (phải trả - phải thu) ngày cao nhất trong các giao dịch thanh toán qua Hệ thống bù trừ điện tử của kỳ liền trước kỳ thiết lập hạn mức bù trừ điện tử và đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
...
d) Thành viên quyết toán chịu trách nhiệm về số liệu tính hạn mức bù trừ điện tử đầu kỳ. Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử thiết lập hạn mức bù trừ điện tử căn cứ đề nghị của thành viên quyết toán, thông tin xác nhận của Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) về giá trị ký quỹ của thành viên quyết toán để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử cho thành viên quyết toán, đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định, sau đó thông báo kết quả để thành viên quyết toán thực hiện;
đ) Thành viên quyết toán thực hiện ký quỹ để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
Theo đó, thành viên quyết toán phải tự tính hạn mức bù trừ điện tử đầu kỳ dựa trên mức chênh lệch (phải trả - phải thu) cao nhất trong các giao dịch thanh toán của kỳ trước và đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định.
Do đó, thành viên quyết toán Hệ thống bù trừ điện tử có phải chịu trách nhiệm về số liệu tính hạn mức bù trừ điện tử đầu kỳ.
Thành viên quyết toán có được yêu cầu điều chỉnh tăng hạn mức bù trừ điện tử tạm thời trong ngày để đáp ứng nhu cầu thanh toán không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 Thông tư 40/2024/TT-NHNN như sau:
Hạn mức bù trừ điện tử
...
3. Điều chỉnh hạn mức bù trừ điện tử tạm thời trong ngày:
a) Trong ngày làm việc, thành viên quyết toán được yêu cầu điều chỉnh tăng hạn mức bù trừ điện tử tạm thời trong ngày để đáp ứng nhu cầu thanh toán;
...
Như vậy, trong ngày làm việc, thành viên quyết toán được quyền yêu cầu điều chỉnh tăng hạn mức bù trừ điện tử tạm thời trong ngày để đáp ứng nhu cầu thanh toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?