Dịch vụ bù trừ điện tử được sử dụng nhằm mục đích gì? Tổ chức có vốn điều lệ thực góp bao nhiêu thì được cung ứng dịch vụ bù trừ điện tử?
Dịch vụ bù trừ điện tử được sử dụng nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 15 Điều 3 Nghị định 52/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
14. Dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế là việc kết nối với hệ thống thanh toán quốc tế để truyền dẫn và xử lý dữ liệu điện tử các giao dịch thanh toán quốc tế.
15. Dịch vụ bù trừ điện tử là dịch vụ cung ứng hạ tầng kỹ thuật, nghiệp vụ để thực hiện việc tiếp nhận, đối chiếu dữ liệu thanh toán và tính toán kết quả số tiền phải thu, phải trả sau khi bù trừ giữa các bên thành viên tham gia để thực hiện việc quyết toán cho các bên có liên quan.
16. Dịch vụ ví điện tử là dịch vụ do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng cho khách hàng để nạp tiền vào ví điện tử, rút tiền ra khỏi ví điện tử và thực hiện giao dịch thanh toán.
...
Theo đó, dịch vụ bù trừ điện tử được hiểu là dịch vụ cung ứng hạ tầng kỹ thuật, nghiệp vụ.
Dịch vụ bù trừ điện tử được sử dụng nhằm mục đích thực hiện tiếp nhận, đối chiếu dữ liệu thanh toán và tính toán kết quả số tiền phải thu, phải trả sau khi bù trừ giữa các bên thành viên tham gia để thực hiện việc quyết toán cho các bên có liên quan.
Dịch vụ bù trừ điện tử được sử dụng nhằm mục đích gì? Tổ chức có vốn điều lệ thực góp bao nhiêu thì được cung ứng dịch vụ bù trừ điện tử? (Hình từ Internet)
Tổ chức có vốn điều lệ thực góp bao nhiêu thì được cung ứng dịch vụ bù trừ điện tử?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 22 Nghị định 52/2024/NĐ-CP về điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán như sau:
Các dịch vụ trung gian thanh toán và điều kiện cung ứng dịch vụ
...
2. Điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán:
Tổ chức không phải là ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán khi đáp ứng đầy đủ và phải đảm bảo duy trì đủ các điều kiện sau đây trong quá trình cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể như sau:
a) Có giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và không đang trong quá trình chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể, phá sản theo quyết định đã được ban hành trong quá trình đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; trường hợp cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử, tổ chức phải đảm bảo không kinh doanh ngành nghề khác ngoài hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
b) Có vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu: 50 tỷ đồng đối với dịch vụ ví điện tử, dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ và dịch vụ cổng thanh toán điện tử; 300 tỷ đồng đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế, dịch vụ bù trừ điện tử; chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn đã góp hoặc vốn được cấp;
c) Có Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ của tổ chức phê duyệt theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định này;
...
Như vậy, tổ chức muốn cung ứng dịch vụ bù trừ điện tử thì phải có vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu 300 tỷ đồng.
Tổ chức được cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ bù trừ điện tử chỉ được phép cung ứng dịch vụ khi nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 22 Nghị định 52/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Các dịch vụ trung gian thanh toán và điều kiện cung ứng dịch vụ
...
3. Trong thời hạn tối đa 06 tháng kể từ ngày được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức được cấp phép phải cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ra thị trường và chỉ được phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ra thị trường sau khi triển khai hệ thống kỹ thuật đáp ứng quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, đáp ứng quy định tại điểm g, điểm h khoản 2 Điều này đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử, dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế.
Như vậy, tổ chức được cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ bù trừ điện tử chỉ được phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ra thị trường sau khi triển khai hệ thống kỹ thuật:
- Đáp ứng quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 22 Nghị định 52/2024/NĐ-CP;
- Đáp ứng quy định tại điểm g, điểm h khoản 2 Điều 22 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử, dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế.
Lưu ý:
Trong thời hạn tối đa 06 tháng kể từ ngày được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức được cấp phép phải cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ra thị trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?