Thành viên quyết toán bù trừ điện tử có thể thực hiện ký quỹ bằng tiền, giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước không?
Thành viên quyết toán bù trừ điện tử có thể thực hiện ký quỹ bằng tiền, giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước không?
Thành viên quyết toán bù trừ điện tử thực hiện ký quỹ tại Ngân hàng Nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 40/2024/TT-NHNN như sau:
Ký quỹ để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử
1. Thành viên quyết toán thực hiện ký quỹ bằng tiền, giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử. Giấy tờ có giá ký quỹ và tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử thực hiện như quy định về giấy tờ có giá ký quỹ, tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng trong thanh toán giá trị thấp của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
...
Theo quy định trên, thành viên quyết toán thực hiện ký quỹ bằng tiền, giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử.
Bên cạnh đó, giấy tờ có giá ký quỹ và tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử thực hiện như quy định về giấy tờ có giá ký quỹ, tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng trong thanh toán giá trị thấp của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Lưu ý: Thành viên của Hệ thống bù trừ điện tử theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 40/2024/TT-NHNN có thể hiểu là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và tổ chức khác đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn thành viên theo quy định của tổ chức chủ trì bù trừ điện tử và được kết nối với Hệ thống bù trừ điện tử để gửi, nhận và xử lý giao dịch thanh toán. Thành viên gồm thành viên quyết toán và thành viên không quyết toán.
Thành viên quyết toán bù trừ điện tử có thể thực hiện ký quỹ bằng tiền, giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước không? (Hình từ Internet)
Tỷ lệ ký quỹ thiết lập hạn mức bù trừ điện tử được xác định như thế nào?
Việc xác định tỷ lệ ký quỹ thiết lập hạn mức bù trừ điện tử được quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 40/2024/TT-NHNN như sau:
- Thành viên quyết toán thực hiện ký quỹ để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử. Tỷ lệ ký quỹ tối thiểu để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử thực hiện theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;
- Trường hợp thành viên quyết toán điều chỉnh tăng hạn mức bù trừ điện tử, tổ chức chủ trì bù trừ điện tử xem xét áp dụng tỷ lệ ký quỹ như áp dụng đối với phần giá trị hạn mức nợ ròng tăng thêm của các thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng;
- Trường hợp thành viên quyết toán có nhu cầu giảm hạn mức bù trừ điện tử sau khi đã điều chỉnh tăng hạn mức bù trừ điện tử thì phần giá trị hạn mức bù trừ điện tử điều chỉnh giảm sẽ được áp dụng tương ứng với các tỷ lệ ký quỹ đã áp dụng trước đó;
- Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét tăng tỷ lệ ký quỹ đối với thành viên quyết toán không tuân thủ các quy định, quy chế hoạt động của Hệ thống bù trừ điện tử, để xảy ra tình trạng không đảm bảo khả năng chi trả quyết toán bù trừ điện tử.
Hạn mức bù trừ điện tử hiện thời được quản lý như thế nào?
Quản lý hạn mức bù trừ điện tử hiện thời được quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 40/2024/TT-NHNN như sau:
- Cách thức xác định hạn mức bù trừ điện tử hiện thời thực hiện như cách thức xác định hạn mức nợ ròng hiện thời của các thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng;
- Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử điều chỉnh giảm hạn mức bù trừ điện tử hiện thời đối với các thành viên quyết toán có chênh lệch phải trả theo kết quả bù trừ điện tử tương ứng với phần chênh lệch phải trả để áp dụng cho phiên giao dịch bù trừ điện tử kế tiếp, đồng thời theo dõi tình trạng quyết toán kết quả bù trừ điện tử trên Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng để xử lý:
+ Trường hợp tất cả các thành viên quyết toán đủ số dư để quyết toán kết quả bù trừ điện tử, tổ chức chủ trì bù trừ điện tử cập nhật lại phần giá trị hạn mức bù trừ điện tử hiện thời đã bị điều chỉnh giảm trước đó của thành viên quyết toán ngay sau khi hoàn tất quyết toán kết quả bù trừ điện tử;
+ Trường hợp phát sinh ít nhất 01 thành viên quyết toán không đủ số dư để quyết toán kết quả bù trừ điện tử, tổ chức chủ trì bù trừ điện tử chỉ cập nhật lại phần giá trị hạn mức bù trừ điện tử hiện thời đã bị điều chỉnh giảm trước đó của các thành viên quyết toán có chênh lệch phải trả đủ số dư quyết toán kết quả bù trừ điện tử tính đến thời điểm hoàn tất việc quyết toán bù trừ giá trị thấp qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và nhận được thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?
- Dự toán chi phí sửa chữa công trình xây dựng bao gồm những gì? Công việc sửa chữa công trình phải được bảo hành trong bao lâu?
- Toàn văn Nghị quyết 15/NQ-CP về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy?
- Mừng thọ 100 tuổi gọi là gì? Lời chúc mừng thọ 100 tuổi? Thời gian tổ chức mừng thọ 100 tuổi theo Thông tư 06?
- Giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất? Thời điểm thực hiện chính sách giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất?