Thành viên quỹ tín dụng nhân dân khi chuyển nhượng vốn góp có phải khai tính thuế thu nhập cá nhân không?
Thành viên quỹ tín dụng nhân dân khi chuyển nhượng vốn góp có phải khai tính thuế thu nhập cá nhân không?
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 25/2018/TT-BTC) quy định về các khoản thu nhập chịu thuế như sau:
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được bao gồm:
+ Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức khác.
+ Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán. Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật chứng khoán và Điều 120 của Luật doanh nghiệp.
+ Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.
Như vậy, khi chuyển nhượng phần vốn góp trong quỹ tín dụng nhân dân thì thành viên chuyển nhượng có thu nhập phải khai thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập từ chuyển nhượng vốn này.
Thành viên quỹ tín dụng nhân dân
Thành lập các tổ chức tín dụng là hợp tác xã thì phải làm gì?
Căn cứ Điều 74 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định về thành lập tổ chức tín dụng là hợp tác xã như sau:
- Thành viên của ngân hàng hợp tác xã bao gồm tất cả các quỹ tín dụng nhân dân và các pháp nhân góp vốn khác.
- Thành viên của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm các cá nhân, hộ gia đình và các pháp nhân góp vốn khác.
Điều lệ của các tổ chức tín dụng là hợp tác xã ra sao?
Căn cứ Điều 77 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định về điều lệ của các tổ chức tín dụng là hợp tác xã như sau:
- Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân không được trái với quy định của Luật này, Luật hợp tác xã và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Điều lệ ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên, địa điểm đặt trụ sở chính;
+ Nội dung, phạm vi hoạt động;
+ Thời hạn hoạt động;
+ Vốn điều lệ và phương thức góp vốn;
+ Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và quyền, nghĩa vụ của Tổng giám đốc (Giám đốc);
+ Thể thức tiến hành Đại hội thành viên và thông qua quyết định của Đại hội thành viên;
+ Quyền, nghĩa vụ của thành viên;
+ Các nguyên tắc tài chính, kế toán, kiểm soát và kiểm toán nội bộ;
+ Nguyên tắc trả lương, phụ cấp và thù lao công vụ, xử lý các khoản lỗ, chia lãi theo vốn góp, công sức đóng góp của thành viên và mức độ sử dụng dịch vụ của tổ chức tín dụng; nguyên tắc trích lập, quản lý và sử dụng các quỹ;
+ Thể thức quản lý, sử dụng, bảo toàn và xử lý phần tài sản chung, vốn tích lũy;
+ Các trường hợp và thủ tục về chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản;
+ Thủ tục sửa đổi Điều lệ.
- Điều lệ, nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải được đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông qua.
Các tổ chức tín dụng là hợp tác xã có ban kiểm soát hay không?
Căn cứ Điều 84 Luật các Tổ chức tín dụng 2010 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát như sau:
- Kiểm tra, giám sát hoạt động của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra việc thực hiện Điều lệ, nghị quyết, quyết định của Đại hội thành viên, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và thành viên ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
- Kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụng các quỹ, tài sản và các khoản hỗ trợ của Nhà nước; giám sát an toàn trong hoạt động của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
- Thực hiện kiểm toán nội bộ trong từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
- Tiếp nhận, giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạt động của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật và Điều lệ ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
- Triệu tập Đại hội thành viên bất thường trong các trường hợp sau đây:
+ Khi Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) có hành vi vi phạm pháp luật, Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và nghị quyết của Đại hội thành viên; khi Hội đồng quản trị không thực hiện hoặc thực hiện không có kết quả các biện pháp ngăn chặn theo yêu cầu của Ban kiểm soát;
+ Khi có ít nhất một phần ba tổng số thành viên Ban kiểm soát có yêu cầu triệu tập họp Đại hội thành viên gửi đến Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát mà Hội đồng quản trị không triệu tập Đại hội thành viên bất thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
- Thông báo Hội đồng quản trị, báo cáo Đại hội thành viên và Ngân hàng Nhà nước về kết quả kiểm soát; kiến nghị với Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) khắc phục những yếu kém, vi phạm trong hoạt động của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
Như vậy, theo quy định trên là các tổ chức tín dụng là hợp tác xã có ban kiểm soát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách tính tiền thưởng theo Nghị Định 73 2024 cho công chức, viên chức như thế nào?
- Mẫu bảng quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng? Tải mẫu?
- Lễ cúng ông Công ông Táo là gì? Cúng ông Công ông Táo Tết Nguyên đán vào ngày mấy? Lịch nghỉ Tết Nguyên đán?
- Vùng đồng bào dân tộc thiểu số là gì? Vùng đồng bào dân tộc thiểu số được phân định như thế nào?
- Luật Dân sự là gì? Pháp luật dân sự là gì? Theo nguyên tắc, cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền, nghĩa vụ như thế nào?