Thành viên quỹ tín dụng nhân dân bị khai trừ trong trường hợp nào? Thành viên bị khai trừ được hoàn trả vốn góp không?
Thành viên quỹ tín dụng nhân dân bị khai trừ trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 29/2024/TT-NHNN quy định về các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên quỹ tín dụng nhân dân như sau:
Chấm dứt tư cách thành viên
1. Thành viên quỹ tín dụng nhân dân chấm dứt tư cách thành viên khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp đương nhiên mất tư cách:
(i) Thành viên là cá nhân bị chết, mất tích;
(ii) Thành viên là pháp nhân chấm dứt tư cách pháp nhân;
(iii) Thành viên không còn đáp ứng điều kiện để trở thành thành viên theo quy định tại Điều 8 Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại điểm c(i) khoản này;
(iv) Thành viên đã chuyển nhượng hết vốn góp cho người khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân;
b) Trường hợp tự nguyện: Thành viên tự nguyện và được Hội đồng quản trị chấp thuận cho ra khỏi thành viên quỹ tín dụng nhân dân;
c) Trường hợp khai trừ: Thành viên bị Đại hội thành viên khai trừ ra khỏi quỹ tín dụng nhân dân do:
(i) Không đảm bảo đủ vốn góp theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này;
(ii) Có hành vi giả mạo, gian lận hồ sơ thành viên;
(iii) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
...
Như vậy, thành viên quỹ tín dụng nhân dân có thể bị khai trừ ra khỏi quỹ tín dụng nhân dân trong trường hợp:
- Không đảm bảo đủ vốn góp theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 29/2024/TT-NHNN;
- Có hành vi giả mạo, gian lận hồ sơ thành viên;
- Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
Thành viên quỹ tín dụng nhân dân bị khai trừ trong trường hợp nào? (hình từ internet)
Thành viên quỹ tín dụng nhân dân bị khai trừ được hoàn trả vốn góp không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Thông tư 29/2024/TT-NHNN quy định về việc xử lý vốn góp của thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên như sau:
Chấm dứt tư cách thành viên
...
3. Việc xử lý vốn góp của thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện như sau:
a) Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm a(i), a(ii), a(iii) khoản 1 Điều này:
(i) Được chuyển nhượng vốn góp theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này hoặc được hoàn trả vốn góp theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;
(ii) Thành viên là cá nhân bị chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự: quyền, nghĩa vụ của thành viên được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự;
(iii) Thành viên là pháp nhân chấm dứt tư cách pháp nhân: thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức lại, giải thể, phá sản;
b) Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này: Thành viên được chuyển nhượng vốn góp theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này hoặc được hoàn trả vốn góp theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;
c) Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này: Thành viên không được chuyển nhượng vốn góp. Việc hoàn trả vốn góp thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì thành viên quỹ tín dụng nhân dân bị khai trừ vẫn được hoàn trả vốn góp.
Việc hoàn trả vốn góp cho thành viên quỹ tín dụng nhân dân bị khai trừ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Thông tư 29/2024/TT-NHNN và khoản 3 Điều 12 Thông tư 29/2024/TT-NHNN thì việc hoàn trả vốn góp cho thành viên quỹ tín dụng nhân dân bị khai trừ được thực hiện như sau:
(1) Đối với thành viên: Thành viên đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính của mình đối với quỹ tín dụng nhân dân, bao gồm:
- Các khoản nợ (cả gốc và lãi) của thành viên;
Các khoản tổn thất mà thành viên chịu trách nhiệm bồi thường;
- Các khoản lỗ trong kinh doanh, các khoản rủi ro trong hoạt động tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp mà thành viên cùng chịu trách nhiệm theo quyết định của Đại hội thành viên;
(2) Đối với quỹ tín dụng nhân dân:
- Không làm giảm giá trị thực của vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân thấp hơn mức vốn pháp định;
- Không vi phạm các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ nhận tiền gửi từ thành viên, mua, đầu tư vào tài sản cố định của quỹ tín dụng nhân dân trước và sau khi hoàn trả vốn góp cho thành viên;
- Số vốn góp hoàn trả cho thành viên trong trường hợp hoàn trả toàn bộ vốn góp được xác định theo công thức sau:
A = B - C
Trong đó:
A: Số vốn góp hoàn trả cho thành viên.
B: Tổng số vốn xác lập tư cách thành viên và vốn góp bổ sung đã góp theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 29/2024/TT-NHNN.
C: Các nghĩa vụ tài chính của thành viên phải thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Thông tư 29/2024/TT-NHNN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu quyết định thưởng lương tháng 13? Công ty có nghĩa vụ thưởng lương tháng 13 cho người lao động?
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?