Thành viên Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài hoạt động theo chế độ nào?
- Thành viên Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài hoạt động theo chế độ nào?
- Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài có trách nhiệm gì?
- Kinh phí hoạt động của Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài đến từ nguồn nào?
Thành viên Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài hoạt động theo chế độ nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 30/2016/QĐ-TTg, có quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
1. Việc thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể Phân ban được thực hiện theo quy định của Quyết định này.
2. Phân ban không thực hiện chức năng quản lý nhà nước, không có con dấu riêng. Các thành viên của Phân ban hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
3. Phân ban trao đổi và thỏa thuận với bên nước ngoài những nguyên tắc ở cấp Chính phủ về hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao và du lịch..., nhằm tạo ra các khuôn khổ pháp lý, môi trường hợp tác thuận lợi cho các đối tác. Các vấn đề hợp tác cụ thể do các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp của hai nước trực tiếp thỏa thuận, ký kết với nhau.
Như vậy, theo quy định hiện nay thì Thành viên Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài (Hình từ Internet)
Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài có trách nhiệm gì?
Căn cứ tại Điều 14 Quyết định 30/2016/QĐ-TTg, có quy định về quyền hạn, trách nhiệm của Chủ tịch Phân ban như sau:
Quyền hạn, trách nhiệm của Chủ tịch Phân ban
Chủ tịch Phân ban có trách nhiệm:
1. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao tại Điều 5 và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện nhiệm vụ này.
2. Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Phân ban và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Phân ban.
3. Chủ trì các kỳ họp của Ủy ban liên Chính phủ. Các kỳ họp của Ủy ban liên Chính phủ được tiến hành tại các địa điểm tùy thuộc thỏa thuận của hai bên. Ngoài các cuộc họp định kỳ của Ủy ban liên Chính phủ, Chủ tịch Phân ban mỗi bên có thể đề xuất các cuộc họp khác để bàn biện pháp giải quyết các vấn đề quan trọng trong khuôn khổ Ủy ban liên Chính phủ.
Trước khi tiến hành kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ, Chủ tịch Phân ban phải báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề liên quan đến nội dung kỳ họp.
4. Được quyền liên hệ trực tiếp với đại diện của bên nước ngoài bằng các phương tiện hợp pháp để trao đổi và giải quyết những vấn đề liên quan đến hợp tác trong khuôn khổ Ủy ban liên Chính phủ.
5. Chủ tịch Phân ban có quyền triệu tập đại diện các Bộ, ngành, địa phương để họp bàn giải quyết những vấn đề có liên quan.
Như vậy, theo quy định hiện nay thì Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài có trách nhiệm sau:
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao tại Điều 5 và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện nhiệm vụ này.
- Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Phân ban và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Phân ban.
- Chủ trì các kỳ họp của Ủy ban liên Chính phủ. Các kỳ họp của Ủy ban liên Chính phủ được tiến hành tại các địa điểm tùy thuộc thỏa thuận của hai bên. Ngoài các cuộc họp định kỳ của Ủy ban liên Chính phủ, Chủ tịch Phân ban mỗi bên có thể đề xuất các cuộc họp khác để bàn biện pháp giải quyết các vấn đề quan trọng trong khuôn khổ Ủy ban liên Chính phủ.
+ Trước khi tiến hành kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ, Chủ tịch Phân ban phải báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề liên quan đến nội dung kỳ họp.
- Được quyền liên hệ trực tiếp với đại diện của bên nước ngoài bằng các phương tiện hợp pháp để trao đổi và giải quyết những vấn đề liên quan đến hợp tác trong khuôn khổ Ủy ban liên Chính phủ.
- Chủ tịch Phân ban có quyền triệu tập đại diện các Bộ, ngành, địa phương để họp bàn giải quyết những vấn đề có liên quan.
Kinh phí hoạt động của Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài đến từ nguồn nào?
Căn cứ tại Điều 18 Quyết định 30/2016/QĐ-TTg, có quy định về kinh phí hoạt động như sau:
Kinh phí hoạt động
Kinh phí hoạt động của Phân ban do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan được giao chủ trì Phân ban. Kinh phí cho cán bộ được cử tham dự các các kỳ họp do cơ quan cử bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan cử cán bộ.
Kinh phí hoạt động của Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan được giao chủ trì Phân ban.
Kinh phí cho cán bộ được cử tham dự các các kỳ họp do cơ quan cử bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan cử cán bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?