Thành viên hợp tác xã có thể dùng tài sản góp vốn để tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã không?
Tài sản góp vốn của hợp tác xã có phải là Đồng Việt Nam không?
Căn cứ khoản 1, 2 và 3 Điều 73 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về tài sản góp vốn của hợp tác xã như sau:
Tài sản góp vốn
1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác, quyền khác định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng quyền tài sản hợp pháp, quyền khác quy định tại khoản 1 Điều này có quyền góp vốn theo quy định của pháp luật.
3. Đối với tài sản là quyền sử dụng đất, phương tiện vận tải, tài sản khác thì cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn góp vốn bằng tài sản đó hoặc thỏa thuận cho phép hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hưởng quyền khác đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về dân sự.
...
Theo đó, tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác, quyền khác định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Lưu ý:
- Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng quyền tài sản hợp pháp, quyền khác có quyền góp vốn theo quy định của pháp luật.
- Đối với tài sản là quyền sử dụng đất, phương tiện vận tải, tài sản khác thì cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn góp vốn bằng tài sản đó hoặc thỏa thuận cho phép hợp tác xã được hưởng quyền khác đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về dân sự.
Thành viên hợp tác xã có thể dùng tài sản góp vốn để tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 73 Luật Hợp tác xã 2023 về tài sản góp vốn như sau:
Tài sản góp vốn
...
4. Thành viên có thể dùng tài sản để tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thông qua hợp đồng hợp tác, hợp đồng liên kết với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Trong trường hợp này, tài sản đó không phải là tài sản góp vốn và không phải chuyển quyền sở hữu cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Theo đó, thành viên của hợp tác xã có thể dùng tài sản để tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã thông qua hợp đồng hợp tác, hợp đồng liên kết với hợp tác xã với điều kiện tài sản đó không phải là tài sản góp vốn và không phải chuyển quyền sở hữu cho hợp tác xã.
Như vậy, thành viên của hợp tác xã không được phép dùng tài sản góp vốn để tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã.
Thành viên hợp tác xã có thể dùng tài sản góp vốn để tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã không? (Hình từ Internet)
Giá trị tài sản góp vốn khi thành lập hợp tác xã phải được ai chấp thuận nếu được định giá bởi tổ chức thẩm định giá?
Căn cứ Điều 77 Luật Hợp tác xã 2023 về định giá tài sản góp vốn, tài sản chung không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:
Định giá tài sản góp vốn, tài sản chung không chia
1. Tài sản góp vốn khi thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải được tất cả thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn định giá đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá.
Trường hợp tài sản góp vốn được thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự định giá mà giá trị tài sản góp vốn cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên này cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên chính thức và thành viên liên kết góp vốn tham gia hội nghị thành lập chấp thuận.
2. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do Đại hội thành viên hoặc Hội đồng quản trị của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và Đại hội thành viên hoặc Hội đồng quản trị của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chấp thuận.
3. Định giá tài sản chung không chia trong quá trình hoạt động, giải thể, phá sản do một tổ chức thẩm định giá định giá và Đại hội thành viên hoặc Hội đồng quản trị của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chấp thuận.
Như vậy, trường hợp tài sản góp vốn khi thành lập hợp tác xã được định giá bởi tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được thành viên chính thức và thành viên liên kết góp vốn tham gia hội nghị thành lập chấp thuận.
Trong trường hợp này, giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên chính thức và thành viên liên kết góp vốn chấp thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tinh gọn bộ máy cấp huyện: Thay thế những người kém năng lực không hoàn thành nhiệm vụ theo Nghị quyết 18?
- Tổng hợp mẫu quyết định cho thôi việc mới nhất 2025? Tải mẫu quyết định cho thôi việc năm 2025?
- Giao 3.212 biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An? Tải về phụ lục xem chi tiết?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?