Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? Và làm việc theo chế độ gì?
Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là gì?
Theo quy định khoản 1 Điều 37 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 07/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Chức năng và cơ cấu của Hội đồng thành viên PVN
1. Hội đồng thành viên PVN là đại diện chủ sở hữu nhà nước trực tiếp tại PVN; thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước tại PVN, quyền của chủ sở hữu đối với các công ty con do PVN đầu tư 100% vốn điều lệ và quyền của cổ đông/thành viên góp vốn đối với phần vốn góp của PVN tại các doanh nghiệp khác.
2. Hội đồng thành viên PVN có quyền nhân danh PVN để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của PVN, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đã phân công cho các cơ quan, tổ chức khác là đại diện quy định tại Điều lệ này.
3. Các thành viên Hội đồng thành viên cùng chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu nhà nước, trước pháp luật về mọi hoạt động của PVN và về các quyết định của Hội đồng thành viên gây thiệt hại cho PVN và chủ sở hữu nhà nước (kể cả trường hợp thành viên Hội đồng thành viên không có ý kiến biểu quyết), trừ thành viên biểu quyết không tán thành; thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều lệ này, Luật doanh nghiệp và pháp luật.
...
Theo đó, Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là đại diện chủ sở hữu nhà nước trực tiếp tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, quyền của chủ sở hữu đối với các công ty con do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư 100% vốn điều lệ và quyền của cổ đông/thành viên góp vốn đối với phần vốn góp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tại các doanh nghiệp khác.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Hình từ Internet)
Công chức có được trở thành thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không?
Căn cứ khoản 4 Điều 39 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 07/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng thành viên PVN
1. Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam.
2. Có trình độ đại học trở lên và có năng lực kinh doanh và quản lý doanh nghiệp.
3. Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật.
4. Không giữ các chức vụ quản lý, điều hành tại các doanh nghiệp trong Tập đoàn. Trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức phải có quyết định thuyên chuyển, điều động công tác hoặc phải chấm dứt hợp đồng lao động.
5. Không thuộc đối tượng bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Không là những người đã làm thành viên Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc/Giám đốc của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị cách chức, miễn nhiệm, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hoặc làm công ty thua lỗ hai năm liên tiếp.
7. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên; Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của PVN; Kiểm soát viên PVN.
8. Các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, công chức phải có quyết định thuyên chuyển, điều động công tác hoặc phải chấm dứt hợp đồng lao động và đáp ứng các điều kiện tiêu chí nêu trên thì đủ điều kiện trở thành thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? Và làm việc theo chế độ gì?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 37 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 07/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Chức năng và cơ cấu của Hội đồng thành viên PVN
...
4. Hội đồng thành viên PVN có không quá 07 thành viên, làm việc theo chế độ chuyên trách (trừ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc PVN). Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên là 05 năm. Thành viên Hội đồng Thành viên do Bộ Công Thương bổ nhiệm (trừ Chủ tịch Hội đồng Thành viên). Thành viên Hội đồng thành viên có thể được bổ nhiệm lại nhưng chỉ được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên của PVN không quá 02 nhiệm kỳ.
Như vậy, Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có không quá 07 thành viên, làm việc theo chế độ chuyên trách (trừ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam).
Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?