Thành viên Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục cấp Tiểu học do đơn vị nào đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh?
- Thành viên Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục cấp Tiểu học do đơn vị nào đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh?
- Cá nhân được đề xuất làm thành viên Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục địa phương cần phải đáp ứng được tiêu chuẩn gì?
- Trường hợp không thể tham gia cuộc họp đánh giá Hội đồng thì thành viên có thể gửi đánh giá bằng văn bản đến Hội đồng hay không?
Thành viên Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục cấp Tiểu học do đơn vị nào đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 33/2020/TT-BGDĐT quy định về việc đề xuất thành viên Hội đồng thẩm định như sau:
Đơn vị tổ chức thẩm định tài liệu
1. Sở Giáo dục và Đào tạo là đơn vị tổ chức thẩm định tài liệu.
2. Đơn vị tổ chức thẩm định tài liệu chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định tài liệu, bao gồm các nhiệm vụ sau:
a) Đề xuất danh sách các thành viên của Hội đồng.
b) Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất và kinh phí theo quy định phục vụ các hoạt động của Hội đồng.
c) Tiếp nhận và chuyển tài liệu đến từng thành viên của Hội đồng; tiếp nhận hồ sơ và các văn bản báo cáo, đề xuất, kiến nghị của Hội đồng.
d) Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, phê duyệt tài liệu.
đ) Lưu giữ tài liệu, biên bản các cuộc họp của Hội đồng và các tài liệu liên quan theo quy định.
Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định tài liệu, trong đó có việc đề xuất danh sách các thành viên Hội đồng thẩm định.
Như vậy, thành viên Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục cấp Tiểu học do Sở Giáo dục và Đào tạo đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Thành viên Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục cấp Tiểu học do đơn vị nào đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh? (Hình từ Internet)
Cá nhân được đề xuất làm thành viên Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục địa phương cần phải đáp ứng được tiêu chuẩn gì?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 33/2020/TT-BGDĐT thì thành viên Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục phải đáp ứng được các điều kiện sau:
(1) Có phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt; có đủ sức khỏe và thời gian tham gia thẩm định tài liệu.
(2) Có trình độ từ đại học trở lên, am hiểu về nội dung giáo dục của địa phương, có chuyên môn phù hợp với tài liệu được thẩm định; thành viên Hội đồng là giáo viên phải có thời gian giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông ít nhất là 3 (ba) năm.
(3) Người tham gia biên soạn tài liệu được thẩm định không được tham gia Hội đồng.
Trường hợp không thể tham gia cuộc họp đánh giá Hội đồng thì thành viên có thể gửi đánh giá bằng văn bản đến Hội đồng hay không?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 33/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Hội đồng thẩm định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng:
a) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về hoạt động của Hội đồng, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch làm việc của Hội đồng.
b) Phân công nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng và các ủy viên Hội đồng.
c) Giải quyết theo thẩm quyền và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức thẩm định tài liệu.
d) Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều này.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng:
a) Chịu trách nhiệm về các nội dung công việc do Chủ tịch Hội đồng phân công.
b) Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định tại điểm a, b, d khoản 4 Điều này.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Hội đồng:
a) Giúp Chủ tịch Hội đồng chuẩn bị nội dung, chương trình làm việc của Hội đồng.
b) Lập biên bản tổng hợp đầy đủ ý kiến của các thành viên Hội đồng.
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại điểm a, b, d khoản 4 Điều này.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng:
a) Tham gia đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng; nghiên cứu, đánh giá tài liệu theo tiêu chí thẩm định.
b) Có ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến nhận xét, đánh giá thẩm định tài liệu.
c) Trường hợp không thể tham gia họp Hội đồng phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng và gửi ý kiến nhận xét, đánh giá tài liệu bằng văn bản cho Chủ tịch Hội đồng trước thời điểm tổ chức cuộc họp; ý kiến bằng văn bản về việc thẩm định tài liệu cùa Ủy viên Hội đồng vắng mặt được tính vào kết quả thẩm định của Hội đồng lần thứ nhất.
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
Theo đó, việc gửi văn bản đánh giá tài liệu giáo dục địa phương cho cấp Tiểu học chỉ được thực hiện khi thành viên Hội đồng thẩm định không thể tham gia họp hội đồng đánh giá.
Ý kiến bằng văn bản về việc thẩm định tài liệu cùa Ủy viên Hội đồng vắng mặt được tính vào kết quả thẩm định của Hội đồng lần thứ nhất.
Thành viên Hội động thẩm định phải lập báo cáo gửi cho Chủ tịch Hội đồng về nguyên nhân vắng mặt.
Như vậy, thành viên Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục địa phương không thể tham gia cuộc họp thì có thể thực hiện đánh giá tài liệu bằng văn bản và gửi cho Chủ tịch Hội đồng trước thời điểm tổ chức cuộc họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể là gì? Quy định về tổ chức kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể?
- Ủy ban kiểm tra công đoàn là gì? Ủy ban kiểm tra công đoàn làm việc theo nguyên tắc nào? Số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra?
- Ai phải thẩm tra lý lịch khi vào Đảng? Những trường hợp nào không cần thẩm tra lý lịch theo quy định hiện nay?
- Nơi có dưới 05 tổ chức đảng thì được chọn tối đa mấy tổ chức đảng xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ?
- Thủ tục thông báo đơn vị đủ điều kiện quản lý vận hành nhà chung cư đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Sở Xây dựng cấp trung ương ra sao?