Thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh có được quyền tham gia góp vốn doanh nghiệp với tư cách tổ chức không?
- Thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh có được quyền tham gia góp vốn doanh nghiệp với tư cách tổ chức không?
- Thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh có phải chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh không?
- Cơ quan đăng ký kinh doanh nào sẽ có thẩm quyền ghi mã số đăng ký hộ kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh như thế nào?
Thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh có được quyền tham gia góp vốn doanh nghiệp với tư cách tổ chức không?
Thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh có được quyền tham gia góp vốn doanh nghiệp với tư cách tổ chức không, căn cứ theo khoản 2 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh
1. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
...
Theo đó, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh sẽ được quyền góp vốn trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân chứ không được góp vốn với tư cách tổ chức.
Thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh có được quyền tham gia góp vốn doanh nghiệp với tư cách tổ chức không? (Hình từ Internet)
Thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh có phải chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh không?
Thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh có phải chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh không, căn cức theo khoản 4 Điều 81 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
Quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh
1. Chủ hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính và các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
4. Chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
5. Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
Cơ quan đăng ký kinh doanh nào sẽ có thẩm quyền ghi mã số đăng ký hộ kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh như thế nào?
Cơ quan đăng ký kinh doanh nào sẽ có thẩm quyền ghi mã số đăng ký hộ kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh như thế nào, căn cứ theo khoản 1 Điều 83 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
Mã số đăng ký hộ kinh doanh
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi mã số đăng ký hộ kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo cấu trúc sau:
a) Mã cấp tỉnh: 02 ký tự bằng số;
b) Mã cấp huyện: 01 ký tự bằng chữ cái tiếng Việt;
c) Mã loại hình: 01 ký tự, 8 = hộ kinh doanh;
d) Số thứ tự hộ kinh doanh: 06 ký tự bằng số, từ 000001 đến 999999.
2. Các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được thành lập mới sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được chèn mã tiếp, theo thứ tự của bảng chữ cái tiếng Việt.
3. Trường hợp tách quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, đơn vị bị tách giữ nguyên mã chữ cũ và đơn vị được tách được chèn mã tiếp, theo thứ tự của bảng chữ cái tiếng Việt.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư mã mới của cấp huyện được thành lập mới hoặc được tách.
Theo đó, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ có thẩm quyền ghi mã số đăng ký hộ kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo cấu trúc sau:
+ Mã cấp tỉnh: 02 ký tự bằng số;
+ Mã cấp huyện: 01 ký tự bằng chữ cái tiếng Việt;
+ Mã loại hình: 01 ký tự, 8 = hộ kinh doanh;
+ Số thứ tự hộ kinh doanh: 06 ký tự bằng số, từ 000001 đến 999999.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ thay đổi Trưởng đoàn thanh tra? Trưởng đoàn thanh tra bị thay đổi khi có vợ hoặc chồng là đối tượng thanh tra đúng không?
- Mức tiền thưởng đối với chi bộ đạt tiêu chuẩn “Trong sạch vững mạnh” tiêu biểu trong năm là bao nhiêu?
- Hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất không đấu nối với hệ thống điện quốc gia cần thực hiện như thế nào?
- Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT mới nhất? Hướng dẫn lập Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền?
- Tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng có được điều chỉnh khi có sự thay đổi về phạm vi công việc theo yêu cầu của bên giao thầu?