Thành viên giao dịch thông thường trên Sở Giao dịch Chứng khoán có được cung cấp dịch vụ môi giới công cụ nợ hay không?
- Thành viên giao dịch thông thường trên Sở Giao dịch Chứng khoán có được cung cấp dịch vụ môi giới công cụ nợ hay không?
- Thành viên giao dịch thông thường trên Sở Giao dịch Chứng khoán cung cấp dịch vụ môi giới công cụ nợ cho khách hàng như thế nào?
- Trong trường hợp nào tư cách thành viên giao dịch thông thường của công ty chứng khoán bị chấm dứt?
Thành viên giao dịch thông thường trên Sở Giao dịch Chứng khoán có được cung cấp dịch vụ môi giới công cụ nợ hay không?
Thành viên giao dịch thông thường trên Sở Giao dịch Chứng khoán có được cung cấp dịch vụ môi giới công cụ nợ hay không? (Hình từ Internet)
Theo điểm a, điểm b khoản 1 Điều 8 Thông tư 30/2019/TT-BTC quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thành viên giao dịch
1. Quyền của thành viên giao dịch
a) Thành viên giao dịch thông thường và thành viên giao dịch đặc biệt có các quyền sau:
- Sử dụng hệ thống giao dịch và các dịch vụ do Sở Giao dịch Chứng khoán cung cấp;
- Sử dụng các thông tin khai thác từ hệ thống thông tin thị trường trái phiếu của Sở Giao dịch Chứng khoán phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ của thành viên giao dịch, nhưng không được sử dụng thông tin và dữ liệu khai thác từ hệ thống này để bán lại cho bên thứ ba;
- Rút khỏi tư cách thành viên giao dịch sau khi được Sở Giao dịch Chứng khoán chấp thuận.
b) Ngoài các quyền quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, thành viên giao dịch thông thường có các quyền sau:
- Thực hiện giao dịch tự doanh trên hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán;
- Cung cấp dịch vụ môi giới công cụ nợ cho khách hàng;
- Thu giá dịch vụ theo quy định của pháp luật.
….
Theo đó, căn cứ quy định trên thì thành viên giao dịch thông thường có những quyền sau đây:
– Sử dụng hệ thống giao dịch và các dịch vụ do Sở Giao dịch Chứng khoán cung cấp;
– Sử dụng các thông tin khai thác từ hệ thống thông tin thị trường trái phiếu của Sở Giao dịch Chứng khoán phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ của thành viên giao dịch, nhưng không được sử dụng thông tin và dữ liệu khai thác từ hệ thống này để bán lại cho bên thứ ba;
– Rút khỏi tư cách thành viên giao dịch sau khi được Sở Giao dịch Chứng khoán chấp thuận.
– Thực hiện giao dịch tự doanh trên hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán;
– Cung cấp dịch vụ môi giới công cụ nợ cho khách hàng;
– Thu giá dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thành viên giao dịch thông thường tại thị trường giao dịch công cụ nợ trên Sở Giao dịch Chứng khoán được cung cấp dịch vụ môi giới công cụ nợ cho khách hàng.
Thành viên giao dịch thông thường trên Sở Giao dịch Chứng khoán cung cấp dịch vụ môi giới công cụ nợ cho khách hàng như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 30/2019/TT-BTC quy định hoạt động cung cấp dịch vụ môi giới công cụ nợ cho khách hàng của thành viên giao dịch thông thường trên Sở Giao dịch Chứng khoán như sau:
– Thành viên giao dịch phải ký hợp đồng bằng văn bản khi mở tài khoản giao dịch công cụ nợ cho khách hàng;
– Thành viên giao dịch phải thống nhất và công khai hình thức tiếp nhận, xử lý giao dịch công cụ nợ của khách hàng tại trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch.
Kết quả thực hiện giao dịch phải được thông báo cho khách hàng ngay sau khi giao dịch được thực hiện theo đúng hình thức đã thỏa thuận với khách hàng. Thành viên giao dịch phải gửi sao kê tài khoản tiền và công cụ nợ hàng tháng khi có yêu cầu từ khách hàng;
– Thành viên giao dịch có nghĩa vụ đăng ký tài khoản trao đổi thông tin cho khách hàng trên hệ thống giao dịch công cụ nợ trên Internet nhằm giúp khách hàng trao đổi tin tức, thông tin liên quan tới giao dịch trên hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán với các đại diện giao dịch, cơ quan quản lý, điều hành thị trường khi có yêu cầu từ phía khách hàng;
– Thành viên giao dịch phải ưu tiên thực hiện lệnh môi giới cho khách hàng trước lệnh tự doanh của thành viên giao dịch với mức giá thực hiện tốt nhất có thể trên hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán. Mức giá thực hiện tốt nhất có thể là mức giá theo yêu cầu khách hàng hoặc tốt hơn mức giá theo yêu cầu của khách hàng;
– Thành viên giao dịch phải lưu trữ, bảo mật tài khoản và hồ sơ giao dịch công cụ nợ của khách hàng theo quy định của pháp luật;
– Thành viên giao dịch có nghĩa vụ cung cấp những thông tin liên quan đến tài khoản của khách hàng nhằm mục đích quản lý, giám sát, thanh tra theo yêu cầu của Sở Giao dịch Chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Thành viên giao dịch phải đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng khi tham gia giao dịch đúng thời hạn quy định.
Lưu ý:
– Giao dịch môi giới niêm yết được thực hiện bởi thành viên giao dịch thông qua hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán.
– Phiếu xác nhận kết quả giao dịch in từ hệ thống giao dịch được lưu trữ bởi thành viên giao dịch sử dụng làm căn cứ pháp lý phục vụ công tác báo cáo, kiểm tra, đối chiếu giao dịch khi phát sinh tranh chấp.
Trong trường hợp nào tư cách thành viên giao dịch thông thường của công ty chứng khoán bị chấm dứt?
Theo Điều 9 Thông tư 30/2019/TT-BTC quy định như sau:
Chấm dứt tư cách thành viên giao dịch
1. Thành viên giao dịch tự nguyện xin chấm dứt tư cách thành viên và được Sở Giao dịch Chứng khoán chấp thuận.
2. Thành viên giao dịch bị buộc chấm dứt tư cách thành viên khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Không còn đáp ứng các tiêu chuẩn làm thành viên giao dịch quy định tại Điều 6 Thông tư này;
b) Vi phạm nghiêm trọng hoặc mang tính hệ thống quy định về thành viên giao dịch công cụ nợ theo quy định Sở Giao dịch Chứng khoán đối với thành viên giao dịch;
c) Giải thể, phá sản, tạm ngừng hoạt động hoặc bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động; hoặc tổ chức chấm dứt tồn tại sau khi hợp nhất (công ty bị hợp nhất), sáp nhập (công ty bị sáp nhập), chia (công ty bị chia); hoặc tổ chức hình thành sau khi sáp nhập (công ty nhận sáp nhập), tách (công ty bị tách) nhưng không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại Điều 6 Thông tư này.
…
Theo đó, trong trường hợp sau đây thì tư cách thành viên giao dịch thông thường của công ty chứng khoán bị chấm dứt:
– Thành viên giao dịch tự nguyện xin chấm dứt tư cách thành viên và được Sở Giao dịch Chứng khoán chấp thuận.
– Thành viên giao dịch bị buộc chấm dứt tư cách thành viên khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Không còn đáp ứng các tiêu chuẩn làm thành viên giao dịch quy định tại Điều 6 Thông tư 30/2019/TT-BTC;
+ Vi phạm nghiêm trọng hoặc mang tính hệ thống quy định về thành viên giao dịch công cụ nợ theo quy định Sở Giao dịch Chứng khoán đối với thành viên giao dịch;
+ Giải thể, phá sản, tạm ngừng hoạt động hoặc bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động; hoặc tổ chức chấm dứt tồn tại sau khi hợp nhất (công ty bị hợp nhất), sáp nhập (công ty bị sáp nhập), chia (công ty bị chia); hoặc tổ chức hình thành sau khi sáp nhập (công ty nhận sáp nhập), tách (công ty bị tách) nhưng không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại Điều 6 Thông tư 30/2019/TT-BTC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?