Thành viên Đoàn kiểm toán nhà nước muốn được đánh giá xếp loại xuất sắc thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Tiêu chí đánh giá Thành viên đoàn kiểm toán nhà nước về tuân thủ pháp luật và các quy định của kiểm toán nhà nước bao gồm những yêu cầu gì?
- Thành viên Đoàn kiểm toán nhà nước được đánh giá xếp loại theo những mức nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán nhà nước muốn được đánh giá xếp loại ở mức xuất sắc thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Tiêu chí đánh giá Thành viên đoàn kiểm toán nhà nước về tuân thủ pháp luật và các quy định của kiểm toán nhà nước bao gồm những yêu cầu gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quy định về tiêu chí, thang điểm đánh giá và tiêu chuẩn xếp loại Thành viên đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán và Đoàn kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 963/QĐ-KTNN năm 2022 quy định về tiêu chí, thang điểm đánh giá Thành viên đoàn kiểm toán như sau:
Tiêu chí, thang điểm đánh giá Thành viên đoàn kiểm toán
1. Tuân thủ pháp luật và các quy định của KTNN: tối đa 10 điểm.
Yêu cầu: Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp, Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN, quy định về bảo mật và an toàn thông tin kiểm toán và các quy định khác có liên quan của KTNN.
2. Thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ: tối đa 45 điểm.
2.1. Tuân thủ Kế hoạch kiểm toán chi tiết, thực hiện nhiệm vụ được phân công đúng tiến độ: tối đa 15 điểm.
Yêu cầu: Tuân thủ đúng nội dung kiểm toán được phân công; thực hiện đúng phương pháp, thủ tục, phạm vi, giới hạn, thời gian, địa điểm, đơn vị được kiểm toán; hoàn thành đầy đủ và đảm bảo tiến độ theo Kế hoạch kiểm toán chi tiết được duyệt.
2.2. Ghi nhật ký kiểm toán, nhật ký công tác đầy đủ theo quy định (trường hợp đặc biệt được Tổng Kiểm toán nhà nước chấp thuận không ghi nhật ký thì vẫn được tính điểm tối đa): tối đa 5 điểm.
...
Như vậy, tiêu chí đánh giá Thành viên đoàn kiểm toán nhà nước về tuân thủ pháp luật và các quy định của kiểm toán nhà nước bao gồm những yêu cầu sau:
(1) Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
(2) Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp, Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước, quy định về bảo mật và an toàn thông tin kiểm toán và các quy định khác có liên quan của kiểm toán nhà nước.
Tiêu chí đánh giá Thành viên đoàn kiểm toán nhà nước về tuân thủ pháp luật và các quy định của kiểm toán nhà nước bao gồm những yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Thành viên Đoàn kiểm toán nhà nước được đánh giá xếp loại theo những mức nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy định về tiêu chí, thang điểm đánh giá và tiêu chuẩn xếp loại Thành viên đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán và Đoàn kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 963/QĐ-KTNN năm 2022 quy định về nguyên tắc, tiêu chuẩn xếp loại Thành viên Đoàn kiểm toán như sau:
Nguyên tắc, tiêu chuẩn xếp loại Thành viên Đoàn kiểm toán
1. Nguyên tắc đánh giá, xếp loại
- Thành viên Đoàn kiểm toán được xếp loại theo bốn mức: Xuất sắc, Khá, Đạt và Còn hạn chế.
- Đánh giá Thành viên Đoàn kiểm toán theo kết quả đạt được trong cả cuộc kiểm toán do Thành viên đoàn kiểm toán có thể tham gia nhiều Tổ kiểm toán khác nhau trong một Đoàn KTNN.
2. Tiêu chuẩn xếp loại Thành viên Đoàn kiểm toán
2.1. Tiêu chuẩn chung để Thành viên Đoàn kiểm toán được xem xét xếp loại Xuất sắc, Khá, Đạt
...
Như vậy, theo quy định thì thành viên Đoàn kiểm toán nhà nước được xếp loại theo bốn mức: Xuất sắc, Khá, Đạt và Còn hạn chế.
Thành viên Đoàn kiểm toán nhà nước muốn được đánh giá xếp loại ở mức xuất sắc thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Quy định về tiêu chí, thang điểm đánh giá và tiêu chuẩn xếp loại Thành viên đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán và Đoàn kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 963/QĐ-KTNN năm 2022 quy định về nguyên tắc, tiêu chuẩn xếp loại Thành viên Đoàn kiểm toán như sau:
Nguyên tắc, tiêu chuẩn xếp loại Thành viên Đoàn kiểm toán
...
2. Tiêu chuẩn xếp loại Thành viên Đoàn kiểm toán
2.1. Tiêu chuẩn chung để Thành viên Đoàn kiểm toán được xem xét xếp loại Xuất sắc, Khá, Đạt
Không có đơn, thư khiếu nại, tố cáo, khởi kiện (hoặc có nhưng không đúng) phản ánh tới Lãnh đạo KTNN và các đơn vị về các hành vi vi phạm: Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí, lợi dụng chức vụ quyền hạn để vụ lợi, báo cáo sai lệch kết quả kiểm toán, tiết lộ bí mật nhà nước bí mật nghề nghiệp...; không vi phạm kỷ luật, kỷ cương, Quy chế tổ chức hoạt động của Đoàn kiểm toán, Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước, gây mất đoàn kết nội bộ; không bị kỷ luật trong quá trình thực hiện kiểm toán.
2.2. Tiêu chuẩn cụ thể
a) Thành viên đoàn kiểm toán được xếp loại Xuất sắc
- Đối với Thành viên đoàn kiểm toán không phải là Tổ trưởng Tổ kiểm toán: đạt từ 85 điểm trở lên.
- Đối với Tổ trưởng Tổ kiểm toán (kể cả Phó trưởng đoàn kiêm Tổ trưởng): Từ 50% số đơn vị được giao làm Tổ trưởng trong cuộc kiểm toán đạt loại Xuất sắc, số đơn vị còn lại xếp loại từ mức Đạt trở lên. Trường hợp là thành viên (không là Tổ trưởng) Tổ kiểm toán khác xếp loại từ mức Đạt trở lên.
- Đối với Phó trưởng đoàn (không kiêm Tổ trưởng Tổ kiểm toán), Trưởng đoàn kiểm toán: Đoàn kiểm toán đạt loại Xuất sắc.
b) Thành viên đoàn kiểm toán được xếp loại Khá
- Đối với thành viên Đoàn kiểm toán không phải là Tổ trưởng Tổ kiểm toán: đạt từ 70 điểm trở lên.
...
Như vậy, thành viên Đoàn kiểm toán nhà nước muốn được đánh giá xếp loại ở mức xuất sắc thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:
(1) Không có đơn, thư khiếu nại, tố cáo, khởi kiện (hoặc có nhưng không đúng) phản ánh tới Lãnh đạo kiểm toán nhà nước và các đơn vị về các hành vi vi phạm: Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí, lợi dụng chức vụ quyền hạn để vụ lợi, báo cáo sai lệch kết quả kiểm toán, tiết lộ bí mật nhà nước bí mật nghề nghiệp...;
(2) Không vi phạm kỷ luật, kỷ cương, Quy chế tổ chức hoạt động của Đoàn kiểm toán, Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước, gây mất đoàn kết nội bộ;
(3) Không bị kỷ luật trong quá trình thực hiện kiểm toán.
(4) Đối với Thành viên đoàn kiểm toán không phải là Tổ trưởng Tổ kiểm toán thì phải đạt từ 85 điểm trở lên.
(5) Đối với Tổ trưởng Tổ kiểm toán (kể cả Phó trưởng đoàn kiêm Tổ trưởng) thì phải có từ 50% số đơn vị được giao làm Tổ trưởng trong cuộc kiểm toán đạt loại Xuất sắc; Số đơn vị còn lại xếp loại từ mức Đạt trở lên. Trường hợp là thành viên (không là Tổ trưởng) Tổ kiểm toán khác xếp loại từ mức Đạt trở lên.
(6) Đối với Phó trưởng đoàn (không kiêm Tổ trưởng Tổ kiểm toán), Trưởng đoàn kiểm toán thì đoàn kiểm toán phải đạt loại Xuất sắc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu là gì? Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án bao gồm những nội dung chính nào?
- Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động thì xử phạt hành chính như thế nào theo quy định?
- Luật chuyên ngành điều chỉnh quan hệ dân sự có mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì áp dụng Luật nào?
- Siêu hình trong triết học là gì? Phương pháp siêu hình là gì? Sinh viên học môn triết học có nhiệm vụ gì?
- Ngày 8 tháng 12 âm lịch là ngày gì? Ngày 8 tháng 12 âm lịch có phải là ngày lễ nghỉ nguyên lương của người lao động không?