Thành viên của Hội đồng định giá tài sản nếu không đồng ý với giá của tài sản do Hội đồng quyết định trong phiên họp định giá tài sản thì có được bảo lưu kết quả hay không?
- Thành viên của Hội đồng định giá tài sản có các quyền hạn và nghĩa vụ như thế nào?
- Thành viên của Hội đồng định giá tài sản nếu không đồng ý với giá của tài sản do Hội đồng quyết định trong phiên họp định giá tài sản thì có được bảo lưu kết quả hay không?
- Biên bản phiên họp định giá tài sản phải lập thành bao nhiêu biên bản? Nội dung của biên bản gồm những gì?
Thành viên của Hội đồng định giá tài sản có các quyền hạn và nghĩa vụ như thế nào?
Tại Điều 11 Nghị định 30/2018/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng định giá tài sản như sau:
* Thành viên của Hội đồng định giá có quyền:
- Tìm hiểu tài liệu của vụ án có liên quan đến tài sản cần định giá;
- Đưa ra nhận định, đánh giá độc lập của mình về tính chất, đặc điểm của tài sản cần định giá; về cách thức thực hiện nguyên tắc, căn cứ, phương pháp định giá và giá của tài sản cần định giá;
- Biểu quyết để xác định giá của tài sản; ghi ý kiến của mình vào biên bản phiên họp định giá tài sản nếu không thống nhất với kết luận của Hội đồng định giá;
- Được hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định của pháp luật khi tham gia định giá;
- Từ chối tham gia định giá tài sản nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 13 Nghị định 30/2018/NĐ-CP.
* Thành viên của Hội đồng định giá có nghĩa vụ:
- Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện định giá tài sản;
- Tham gia các phiên họp của Hội đồng định giá khi được yêu cầu;
- Tuân thủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục định giá tài sản quy định tại Nghị định này;
- Chịu trách nhiệm về ý kiến nhận định, đánh giá của mình.
Hội đồng định giá tài sản (Hình từ Internet)
Thành viên của Hội đồng định giá tài sản nếu không đồng ý với giá của tài sản do Hội đồng quyết định trong phiên họp định giá tài sản thì có được bảo lưu kết quả hay không?
Theo khoản 4 Điều 18 Nghị định 30/2018/NĐ-CP quy định về phiên họp định giá tài sản như sau:
Phiên họp định giá tài sản
1. Phiên họp định giá tài sản chỉ được tiến hành khi có mặt ít nhất 2/3 số lượng thành viên của Hội đồng định giá tham dự. Trường hợp Hội đồng định giá chỉ có 03 thành viên thì phiên họp phải có mặt đủ 03 thành viên. Chủ tịch Hội đồng định giá điều hành phiên họp định giá tài sản.
2. Mỗi thành viên của Hội đồng định giá có mặt tại phiên họp phát biểu ý kiến độc lập của mình về giá của tài sản trên cơ sở kết quả thực hiện theo các nguyên tắc, căn cứ và phương pháp định giá tài sản quy định tại Nghị định này.
3. Trước khi tiến hành phiên họp định giá tài sản, những thành viên vắng mặt phải có văn bản gửi tới Chủ tịch Hội đồng nêu rõ lý do vắng mặt và có ý kiến độc lập của mình về giá của tài sản cần định giá.
4. Hội đồng định giá tài sản kết luận về giá của tài sản theo ý kiến đa số của những thành viên Hội đồng có mặt tại phiên họp. Trường hợp không đồng ý với giá của tài sản do Hội đồng quyết định thì thành viên của Hội đồng định giá có quyền bảo lưu ý kiến của mình; ý kiến bảo lưu đó được ghi vào Biên bản phiên họp định giá tài sản.
5. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán có thể tham dự phiên họp định giá tài sản nhưng phải báo trước cho Hội đồng định giá biết; khi được sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng thì có quyền đưa ra ý kiến về việc định giá, nhưng không được quyền biểu quyết về giá của tài sản.
Biên bản phiên họp định giá tài sản phải lập thành bao nhiêu biên bản? Nội dung của biên bản gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 30/2018/NĐ-CP quy định về biên bản phiên họp như sau:
Biên bản phiên họp định giá tài sản
1. Hội đồng định giá phải lập biên bản phiên họp định giá tài sản. Biên bản phiên họp định giá tài sản phải ghi đầy đủ và trung thực toàn bộ nội dung phiên họp định giá tài sản.
2. Biên bản phiên họp định giá tài sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên Chủ tịch Hội đồng; các thành viên Hội đồng có mặt tại phiên họp; các thành viên Hội đồng vắng mặt tại phiên họp và lý do vắng mặt (nếu có);
b) Họ, tên những người tham dự phiên họp định giá tài sản;
c) Thời gian, địa điểm tiến hành và hoàn thành phiên họp định giá tài sản;
d) Kết quả khảo sát giá, thu thập thông tin liên quan đến tài sản cần định giá;
đ) Ý kiến của các thành viên Hội đồng và những người tham dự phiên họp định giá tài sản; ý kiến bằng văn bản của thành viên vắng mặt;
e) Kết quả biểu quyết của Hội đồng định giá về giá của tài sản;
g) Chữ ký các thành viên của Hội đồng có mặt tại phiên họp;
h) Dấu của cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng hoặc cơ quan của Chủ tịch Hội đồng.
3. Đối với định giá tài sản là hàng cấm, ngoài các nội dung chính quy định tại khoản 2 Điều này, Biên bản phiên họp định giá tài sản phải bao gồm những hạn chế về việc áp dụng các căn cứ định giá tài sản đối với hàng cấm; về quá trình thực hiện khảo sát giá; thu thập thông tin liên quan đến tài sản cần định giá là hàng cấm; về phương pháp định giá tài sản và các hạn chế khác (nếu có) khi định giá tài sản là hàng cấm.
4. Biên bản phiên họp định giá tài sản được lập thành ít nhất 03 bản, trong đó 02 bản lưu trong Hồ sơ định giá tài sản và 01 bản gửi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá tài sản.
Theo quy định trên thì không có yêu cầu biên bản phiên họp định giá tài sản phải được lập thành bao nhiêu bản, chỉ có yêu cầu Hội đồng định giá phải lập biên bản phiên họp định giá tài sản.
Và Biên bản phiên họp định giá tài sản phải có các nội dung chính sau đây:
- Họ, tên Chủ tịch Hội đồng; các thành viên Hội đồng có mặt tại phiên họp; các thành viên Hội đồng vắng mặt tại phiên họp và lý do vắng mặt (nếu có);
- Họ, tên những người tham dự phiên họp định giá tài sản;
- Thời gian, địa điểm tiến hành và hoàn thành phiên họp định giá tài sản;
- Kết quả khảo sát giá, thu thập thông tin liên quan đến tài sản cần định giá;
- Ý kiến của các thành viên Hội đồng và những người tham dự phiên họp định giá tài sản; ý kiến bằng văn bản của thành viên vắng mặt;
- Kết quả biểu quyết của Hội đồng định giá về giá của tài sản;
- Chữ ký các thành viên của Hội đồng có mặt tại phiên họp;
- Dấu của cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng hoặc cơ quan của Chủ tịch Hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề án của Kiểm toán nhà nước là gì? Thời hạn lấy ý kiến để xây dựng, hoàn thiện nội dung đề án của Kiểm toán nhà nước là bao lâu?
- Trình tự thủ tục Công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 2025 theo Quyết định 35 như thế nào?
- Thi đua chuyên đề là gì? Phạm vi tổ chức thi đua chuyên đề của Dân quân tự vệ được quy định như thế nào?
- Mẫu biên bản họp giải thể công ty cổ phần? Biên bản họp giải thể công ty cổ phần phải được gửi cho ai?
- Trách nhiệm khai báo sử dụng thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động? Nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động?