Thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có được hưởng nguyên sinh hoạt phí trong thời gian nghỉ phép năm hay không?
- Thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài gồm những đối tượng nào?
- Có phải chức danh của thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài sẽ quyết định mức sinh hoạt phí mà thành viên được hưởng hay không?
- Thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có được hưởng nguyên sinh hoạt phí trong thời gian nghỉ phép năm hay không?
Thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài gồm những đối tượng nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 08/2019/NĐ-CP quy định về thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài bao gồm các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) và các cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài.
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế thực hiện chức năng đại diện chính thức của Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế tiếp nhận theo quy định tại Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
Cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan không thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước hoặc nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật, do các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2. Thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước; sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức, công nhân viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong lực lượng vũ trang, được cấp có thẩm quyền cử đi công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài theo quy định tại Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và các quy định liên quan khác.
...
Theo quy định trên thì thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài là những đối tượng được cấp có thẩm quyền cử đi công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài theo quy định pháp luật, cụ thể gồm:
(1) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
(2) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức, công nhân viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong lực lượng vũ trang.
Thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có được hưởng nguyên sinh hoạt phí trong thời gian nghỉ phép năm hay không? (Hình từ Internet)
Có phải chức danh của thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài sẽ quyết định mức sinh hoạt phí mà thành viên được hưởng hay không?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 4 Nghị định 08/2019/NĐ-CP quy định về nguyên tắc áp dụng chế độ sinh hoạt phí như sau:
Căn cứ và nguyên tắc xác định chế độ đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài
...
2. Sinh hoạt phí được xác định như sau: Sinh hoạt phí bằng mức sinh hoạt phí cơ sở nhân với hệ số địa bàn nhân với chỉ số sinh hoạt phí, trong đó:
a) Mức sinh hoạt phí cơ sở được xác định trên cơ sở bảo đảm nhu cầu chung về ăn, chi tiêu thiết yếu và một số nhu cầu về văn hóa, tinh thần cho các thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, phù hợp với điều kiện kinh tế của Nhà nước và đặc thù công tác đối ngoại tại nước ngoài.
b) Hệ số địa bàn được xác định trên cơ sở tổng hợp các yếu tố về môi trường an ninh - chính trị, môi trường tự nhiên - khí hậu, môi trường văn hóa - xã hội, điều kiện giáo dục, điều kiện chăm sóc y tế, khoảng cách địa lý, mức độ đắt đỏ về giá cả sinh hoạt, cường độ công việc, thu hút địa bàn... của các địa bàn có trụ sở của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
c) Chỉ số sinh hoạt phí được xác định trên cơ sở chức danh tiêu chuẩn, chức vụ được bổ nhiệm tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài và hệ số lương hiện hưởng trong nước của thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài. Chỉ số sinh hoạt phí của phu nhân/phu quân được xác định theo chức danh tiêu chuẩn, chức vụ của chồng/vợ là thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
3. Nguyên tắc áp dụng chế độ sinh hoạt phí:
a) Chế độ sinh hoạt phí được áp dụng thống nhất đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
b) Người giữ chức vụ ngoại giao, chức danh cao hơn được hưởng chỉ số sinh hoạt phí cao hơn.
Theo quy định thì người giữ chức vụ ngoại giao, chức danh cao hơn được hưởng chỉ số sinh hoạt phí cao hơn.
Như vậy, chức danh của thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài sẽ quyết định mức sinh hoạt phí mà thành viên được hưởng.
Bên cạnh cơ sở chức danh tiêu chuẩn, chức vụ được bổ nhiệm thì hệ số lương được hưởng trong nước của thành viên cơ quân cũng là cơ sở để xác định sinh hoạt phí.
Thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có được hưởng nguyên sinh hoạt phí trong thời gian nghỉ phép năm hay không?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 07/2020/TT-BTC có quy định về sinh hoạt phí trong thời gian nghỉ phép năm như sau:
Chế độ, định mức chi và quản lý đối với các khoản chi từ kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ
1. Tiền sinh hoạt phí cho thành viên Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài và phu quân/phu nhân:
a) Sinh hoạt phí (sau đây viết tắt là SHP):
...
- Sinh hoạt phí của thành viên Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài:
+ Được trả theo ngày thực tế có mặt ở nước sở tại phù hợp với thời gian ghi trong quyết định cử đi công tác tại Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài (trừ trường hợp về Việt Nam công tác quy định tại Điểm c Khoản 9 Điều 8 Thông tư này).
+ Trong thời gian nghỉ phép năm được hưởng nguyên sinh hoạt phí.
+ Nữ thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài khi sinh con được hưởng theo chế độ thai sản với mức hưởng bằng 100% mức lương bình quân tiền lương, tiền công đóng Bảo hiểm xã hội do Quỹ Bảo hiểm xã hội chi trả và thôi không được hưởng chế độ sinh hoạt phí trong thời gian nghỉ theo chế độ thai sản.
...
Như vậy, trong thời gian nghỉ phép năm thì thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài sẽ được hưởng nguyên sinh hoạt phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?