Thành viên bù trừ có thẩm quyền sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư hay không? Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có quyền hạn gì đối với những thành viên này?
Thành viên bù trừ của của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam là những đối tượng nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 56 Luật Chứng khoán 2019 quy định về thành viên bù trừ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam như sau:
Thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
1. Thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bao gồm:
a) Thành viên lưu ký là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán và được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên lưu ký;
b) Thành viên bù trừ là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán và được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên bù trừ.
...
Theo đó, thành viên bù trừ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán và được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên bù trừ.
Thành viên bù trừ của của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (Hình từ Internet)
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có những quyền hạn gì đối với các thành viên bù trừ?
Căn cứ Điều 28 Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định về quyền của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đối với thành viên bù trừ như sau:
Quyền của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đối với hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh
1. Bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh; ban hành các quy chế nghiệp vụ sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
2. Chấp thuận đăng ký, từ chối đăng ký, đình chỉ, hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ.
3. Trường hợp thành viên bù trừ bị đình chỉ, hủy bỏ tư cách thành viên không thể thực hiện được thỏa thuận, xác lập thành viên bù trừ thay thế, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có quyền chỉ định thành viên bù trừ thay thế tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của thành viên bù trừ bị đình chỉ, hủy bỏ tư cách thành viên.
4. Quyền của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đối với thành viên bù trừ:
a) Yêu cầu thành viên bù trừ ký quỹ và đóng góp vào quỹ bù trừ:
b) Yêu cầu thành viên bù trừ báo cáo đầy đủ, kịp thời, chi tiết về hoạt động giao dịch, bù trừ thanh toán, tài khoản và tài sản ký quỹ của nhà đầu tư;
c) Xác định các loại ký quỹ, điều chỉnh mức ký quỹ, danh mục tài sản được chấp nhận ký quỹ;
d) Xác định, điều chỉnh giới hạn vị thế;
đ) Thực hiện các giao dịch đối ứng, chuyển các vị thế đứng tên thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán hoặc phá sản sang thành viên bù trừ thay thế để đóng vị thế;
e) Xác định giá trị và phương thức bồi thường trong trường hợp thành viên bù trừ không đủ tiền để thanh toán hoặc chứng khoán để chuyển giao;
g) Được từ chối thế vị đối với các giao dịch không hợp lệ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
...
Như vậy, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có những quyền hạn theo quy định nêu trên đối với thành viên bù trừ.
Thành viên bù trừ có thẩm quyền sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 56 Luật Chứng khoán 2019 quy định về quyền của thành viên bù trừ như sau:
Thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
...
4. Thành viên bù trừ có các quyền sau đây:
a) Thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh và các chứng khoán khác. Thành viên bù trừ là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh cho chính ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Yêu cầu nhà đầu tư đóng góp đầy đủ, kịp thời các khoản ký quỹ giao dịch; sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để thực hiện nghĩa vụ ký quỹ với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
c) Thực hiện việc đóng vị thế, thanh lý vị thế bắt buộc đối với các vị thế mở của nhà đầu tư; sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đối với các vị thế mở của nhà đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư mất khả năng thanh toán;
d) Quyền khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
...
Như vậy, thành viên bù trừ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có quyền sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để thực hiện nghĩa vụ ký quỹ với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?